page loader
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học thông qua việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học tự nhiên và xã hội
Tác giả: Thái Thị Đào, Phan Anh Tuấn
120    0
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
Quyển:     Trang: 251
Năm xuất bản: 6/2023
Tóm tắt
Phương pháp “bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với việc hướng dẫn học sinh khám phá các vấn đề về khoa học tự nhiên, góp phần phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng khám phá, sáng tạo. Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực cốt lõi trong mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Qua phân tích các biểu hiện của năng giải quyết vấn đề trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Tự nhiên và Xã hội, so sánh với với tiến trình dạy học theo phương pháp “bàn tay nặn bột”, chúng tôi nhận thấy nhiều điểm phù hợp. Vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học sẽ có nhiều cơ hội để giúp HS hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Bài viết này nghiên cứu vận dụng tiến trình của phương pháp “bàn tay nặn bột” để thiết kế kế hoạch và tổ chức dạy học bài “Rễ, thân, lá của thực vật” ở lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Từ khóa
năng lực giải quyết vấn đề, tiểu học, phương pháp “bàn tay nặn bột”