page loader
TÍNH TOÁN DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU UỐN XIÊN SỬ DỤNG MÔ HÌNH PHI TUYẾN
Tác giả: Trần Ngọc Long, Nguyễn Trọng Hà, Phan Văn Phúc
420    15
Tập chí khoa học - công nghệ xây dựng
Quyển:     Trang:
Năm xuất bản: 2020
Tóm tắt
Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là cấu kiện được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nó làm việc thực tế thông thường ở trạng thái chịu uốn phẳng, tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt nó vẫn chịu uốn không gian (uốn xiên). Hiện nay đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra phương pháp tính toán thiết kế cho dầm BTCT chịu uốn với nhiều phương pháp tính đơn giản, nhưng chúng chỉ có thể áp dụng cho các trường hợp dầm chịu uốn phẳng. Để giải quyết bài toán về trạng thái ứng suất biến dạng dầm BTCT chịu uốn xiên, người ta có thể dùng phương pháp của sức biền vật liệu đối với lý thuyết đàn hồi, còn ngược lại, đối với lý thuyết biến dạng dẻo của BTCT, hiện nay chủ yếu dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán. Với phương pháp phần tử hữu hạn thì có nhược điểm là tính toán phức tạp với nhiều phương trình và nhiều ẩn số, phụ thuộc nhiều vào các phần mềm tính toán. Bài viết này đưa ra một phương pháp tính toán đơn giản hơn, dựa trên cơ sở cân bằng lực, mô men của mặt cắt tiết diện, với phương pháp này, chúng ta có thể tìm thấy được vị trí xuất hiện viết nứt, vị trí phá hoại của bê tông vùng nén, BTCT, từ đó đưa ra phương án thiết kế, bố trí cốt thép cho dầm BTCT chịu uốn xiên. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp này với bất kỳ cấu kiện nào và với bất kỳ dạng tiết diện nào. Các tác giả đã kết hợp lý thuyết tính toán với lập trình trong phần mềm MathCad để mang lại cho người đọc một cách đơn giản và ngắn gọn nhất.