Thành phần loài và phân bố cây ngập mặn
vùng ven biển tỉnh Nghệ An
Tác giả: Vũ Văn Lương, Lê Văn Thăng, Đường Văn Hiếu, Hoàng Xuân Thảo
Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí toàn Quốc lần thứ XI “ Khoa học Địa lí Việt Nam phục vụ phát triển bền vững trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”. NXB Thanh Niên
Quyển: Trang:
Năm xuất bản: 2019
Tóm tắt
TÓM TẮT
Bài báo là kết quả nghiên cứu thành phần loài, phân bố cây ngập mặn tại vùng ven biển tỉnh Nghệ An được thực hiện dọc theo đường bờ biển từ huyện Quỳnh Lưu đến thành phố Vinh, với mục tiêu xác định thành phần, mật độ, độ che phủ và phân bố cây rừng ngập mặn. Thực vật ngập mặn tỉnh Nghệ An có 107 loài, trong đó có 11 loài cây ngập mặn chính thức, 96 loài thực vật tham gia ngập mặn. Trong số 107 loài có 41 loài cây làm thuốc; 9 loài cây làm thức ăn cho người; 6 loài cây làm thức ăn cho gia súc; cây cho gỗ, tinh dầu cùng có 3 loài; cây làm cảnh có 2 loài, cây cho sợi, dầu béo và chất nhuộm là 1 loài. Đước vòi là loài chiếm ưu thế phổ biến ở nhiều điểm nghiên cứu nhất (8/17 điểm). Những kết quả trên có thể xem là cơ sở cho việc quản lý, sử dụng, bảo tồn và phục hồi thảm TVNM ở vùng này, tăng tính đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng đồng ven biển tỉnh Nghệ An.
Từ khóa: Thành phần loài, Thực vật ngập mặn, phân bố, ven biển, tỉnh Nghệ An