page loader
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT, THẢO DƯỢC VÀ SẢN PHẨM TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CÁ NƯỚC NGỌT NUÔI TẠI HẢI DƯƠNG
Tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh (1), Nguyễn Thị Hạnh, Võ Văn Nha, Trương Thị Thành Vinh và Đặng Thị Lụa
15    0
Tạp chí Đại học Vinh
Quyển: Tập 51, số 1A     Trang: 66-72
Năm xuất bản: 6/2022
Tóm tắt
Ở Hải Dương, hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt phát triển với 02 dạng nuôi phổ biến là nuôi ao và nuôi lồng bè. Trong năm 2021 hoạt động nuôi trồng thủy sản tại địa phương cơ bản ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Để có được điều này là do hoạt động quản lý tốt từ việc tổ chức sản xuất giống, ứng dụng kịp thời các cải tiến kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức quan trắc giám sát môi trường và bệnh đến việc chỉ đạo, giám sát sử dụng thuốc, chế phẩm sinh học ở các cơ sở, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát điều tra 30 cơ sở kinh doanh thuốc thú y tại Hải Dương nhằm xác định loại thuốc, hóa chất phổ biến được bán phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Kết quả cho thấy: Cơ sở kinh doanh thuốc thú ý thủy sản tại Hải Dương cung cấp đa dạng các mặt hàng sản phẩm thuộc nhóm hóa chất khử trùng, sát khuẩn, nhóm các loại thảo dược và nhóm thuốc tăng sức đề kháng dùng cho cá nuôi nước ngọt. Có 10 sản phẩm thương mại được sử dụng để khử trùng, sát khuẩn, trong đó Povidine 9000 và BKC80 hiện diện ở nhiều nhất trong số 30 cơ sở điều tra (56,7%) và có đến 50% là sản phẩm có thành phần chính là Iodine. Có 02 loại thảo dược trong đó tỏi chiếm ưu thế (96,6%). Có 9 sản phẩm thương mại sử dụng tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cá nuôi, trong đó có 8/9 sản phẩm có thành phần là Vitamin C.
Từ khóa
Hải Dương; cá nuôi nước ngọt; hóa chất khử trùng; thảo dược; sản phẩm tăng sức đề kháng.
Cùng tác giả
Kết quả thử nghiệm dịch ép củ tỏi (Allium sativum L) trong phòng trị bệnh do vi khuẩn StreptococcusNghiên cứu ảnh hưởng của các loại dung môi đến khả năng kháng vi khuẩn Vibrio vulnificus và StreptocVi khuẩn Shewanella gelidimarina gây bệnh lở loét trên cá ghé (Bagarius rutilus NG&Kottelat, 2000) và tính mẫn cảm với một số loại kháng sinh thảo dược, 2014.Tình hình nhiễm sán lá gan nhỏ ở mèo thu tại các lò mổ tỉnh Nam ĐịnhKhả năng kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược trị bệnh lở loét do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla gây ra trên cá lóc đen (Channa striata Bloch, 1793)Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus) nuôi thương phẩm trong ao đấtHiện trạng sử dụng thuốc và tính kháng kháng sinh của vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại Quỳnh Lưu - Nghệ AnGiáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biểnNghiên cứu khả năng diệt một số loài vi khuẩn và nấm của lá hẹNghiên cứu, xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan bệnh đốm trắng trên tôm chân trắng nuôi thâm canh tại một số tỉnh miền Bắc Một số đặc điểm chính của Streptococcus algalactiae gây bệnh ở cá rô phi nuôi trong nước lợSinh vật mang vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợThực trạng môi trường và bệnh vùng nuôi tôm trên cát ởThạch Hà, Cẩm Xuyên và Nghi Xuân, Hà TĩnhVật chủ mang virut đốm trắng (WSSV) và khả năng lây nhiễm virus từ vật chủ sang tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)Diễn biến bệnh và môi tường ở vùng nuôi tôm nước lợ Hải Hậu, Nam Định giai đoạn 2017 – 2020, Thiệt hại thủy sản do mưa lũ gây ra tại một số tỉnh miền Trung năm 2020 và đề xuất một số giải pháp khắc phụcKhai thác nguồn lợi tự nhiên và ương nuôi cá chình (Anguilla sp.) giống tại Việt NamHIỆN TRẠNG BỆNH VÀ KHÁNG SINH SỬ DỤNG Ở CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.) NUÔI TẠI HẢI DƯƠNG, BẮC NINH VÀ BẮC GIANGNGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NESTED PCR TRONG CHẨN ĐOÁN VIRUT GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG Ở TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TẠI QUẢNG NINHTÁC NHÂN VI SINH VẬT Ở CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC TỪ 2017-2021MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ CÁ BIỂN VÀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Ở VÙNG BIỂN XUNG QUANH ĐẢO NGƯ VÀ ĐẢO MẮT NGHỆ ANHIỆN TRẠNG BỆNH VÀ KHÁNG SINH SỬ DỤNG Ở CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.) NUÔI TẠI HẢI DƯƠNG, BẮC NINH VÀ BẮC GIANGTHIỆT HẠI THỦY SẢN DO MƯA LŨ GÂY RA TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤCHIỆN TRẠNG BỆNH TRÊN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CÁ NUÔI Ở LÀO CAI NĂM 2022 KHÁNG KHÁNG SINH CỦA Streptococcus agalactiae GÂY BỆNH TRÊN CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM