page loader
ẢNH HƯỞNG CỦA IỐT PHÓNG XẠ (131I) LÊN CÁC TẾ BÀO MÁU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁ
Tác giả: Nguyễn Thị Giang An, Nguyễn Quang Trung
288    0
Tạp chí Công nghệ Sinh học
Quyển: Tập 19(số 3)     Trang: 449-457
Năm xuất bản: 9/2021
Tóm tắt
Ung thư tuyến giáp (UTTG) chiếm khoảng 1% các loại ung thư, với khoảng 80% là thể biệt hóa và 20% thể không biệt hoá. Nghiên cứu được tiến hành trên 209 bệnh nhân UTTG thể biệt hoá được điều trị tại khoa Y học hạt nhân thuộc bệnh viện Ung bướu Nghệ An có 91,39% bệnh nhân được xác định mô học ở dạng thể nhú, với độ tuổi trung bình 47,91 ± 12,08. Phân bố địa dư của bệnh nhân được xác định 68,42% bệnh nhân sống ở vùng đồng bằng ven biển, bệnh nhân sống ở miền núi cao chỉ chiếm 6,22%. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, hủy mô giáp bằng 131I, bệnh nhân được dùng hormon thay thế ở các liều lượng khác nhau tuỳ thuộc và mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh. Trong 209 bệnh nhân có 8 bệnh nhân được được điều trị với liều 30 mCi chiếm 3,83%, có 196 bệnh nhân điều trị liều 100–150 mCi chiếm 93,78% và 5 bệnh nhân điều trị 200–250 mCi chiếm 2,39%. Theo dõi kết quả điều trị sau 3–5 ngày cho thấy, công thức máu đã thay đổi rõ rệt (p<0,05). Thời gian đầu, hồng cầu và huyết sắc tố giảm nhẹ ở liều từ 30–150 mCi nhưng với liều 200–250 mCi đã giảm dưới mức tham chiếu. Chỉ số tiểu cầu giảm rõ rệt sau 3–5 ngày điều trị (p < 0,05). Bạch cầu tổng số, bạch cầu lympho và mono giảm mạnh sau điều trị (p < 0,05) nhưng bạch cầu trung tính thay đổi rất ít. Sau 3– 6 tháng điều trị, công thức tế bào máu dần ổn định, sự phục hồi của tế bào hồng cầu diễn ra nhanh hơn so với dòng bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, sự phục hồi các tế bào máu của nhóm bệnh nhân điều trị liều 200–500 mCi diễn ra chậm hơn (p<0,05). Như vậy, sử dụng 131I trong điều trị UTTG thể biệt hoá là một phương pháp phổ biến và hiệu quả, song chúng cũng có thể có nguy cơ làm suy giảm các tế bào máu đặc biệt là nhóm bệnh nhân điều trị 131I liều cao. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn nằm trong giới hạn cho phép và sau 6 tháng điều trị các tế bào máu đều trở về giá trị ban đầu. Sự phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng dòng tế bào máu và liều lượng điều trị. Với kết quả nghiên có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của I131, từ đó làm cơ sở để quyết định lựa chọn liều lượng điều trị và biện pháp hỗ trợ, can thiệp, giúp bệnh nhân tránh sự suy giảm các tế bào máu và tăng hiệu quả quá trình điều trị.
Từ khóa
Ung thư, Ung thư tuyến giáp, Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá, 131I, Tế bào máu.
Cùng tác giả
Dẫn liệu về hình thái và phân bố của loài cá Chai Sorsogona tuberculata (Cuvier, InCuv.&Val.,1829)(PERCIFORMES: PLATYCEPHALIDAE) ở vùng biển Cửa Lò, Nghệ AnPHÁT HIỆN VIRUS ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANGKHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (Paris polyphylla Sm.) TRÊN CHUỘT GÂY TỔN THƯƠNG GANKết quả điều tra bước đầu về nguồn lợi cá vùng ven biển huyện Cảm Xuyên, tỉnh Hà TĩnhGiải phẫu sinh lý trẻ emĐặc điểm phân tử gen FHBP của vi khuẩn NEISSERIA MENINGITIDIS LƯU HÀNH TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ 2008 -2017Phân tích trình tự gen mã hóa polyhedrin của momodon baculovirus (MBV) gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) Việt NamPhân tích đặc điểm phân tử bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Ung bướu Nghệ AnNanoliposomal L-Asparaginase và hoạt tính kháng ung thư trên chuột BALB/c gây u thực nghiệm bởi dòng tế bào Lewís gây ung thư biểu mô. Khả năng kháng vi sinh vật, g kháng ấu trùng muỗi, và thành phần hóa học của Tinh dầu chiết xuất từ 4 loài thuộc họ Sim Myrtaceae của Việt Nam Thành phần hóa học và khả năng kháng vi sinh vật và kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu thân rễ loài Zingiber zerumbetTHỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG GAN, THẬN SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁ BẰNG 131IKHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BÀI THUỐC NOBELTĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯCác chất thứ cấp có hoạt tính sinh học được phân lập từ chủng Streptomyces fradiae HT03 có nguồn gốc từ trầm tích thuộc vùng biển Vũng Áng, Hà TĩnhNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÀ HOA VÀNG VŨ QUANG (Camellia vuquangensis) VÀ TRÀ HOA VÀNG HÀ TĨNH (Camellia hatinhensis) Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNHCác thành phần và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá Beilschmiedia fordii Dunn. và Lindera glauca (Siebold & Zucc.) Blume ở Việt NamTinh dầu họ Lauraceae: Hoạt tính kháng khuẩn và các thành phần tinh dầu của lá của Phoebe macrocarpa C.Y. Tinh dầu lá Ngô từ Việt Nam Sinh lý người và động vậtĐặc điểm sinh học của tôm sú, một số bệnh thường gặp và phương pháp chẩn đoán.