Đề xuất quy trình hướng dẫn học sinh chọn đề tài viết trong dạy học viết văn ở trường phổ thông
Tác giả: Lưu Thị Trường Giang - lê Thuý Hằng - Phan Thị Khánh Linh
Tạp chí Giáo dục
Quyển: 23/24 Trang: 13
Năm xuất bản: 1/2024
Tóm tắt
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT)môn Ngữ văn2018được xây dựng theo hướng mở, coi trọng tính tích cực, chủ động của HS, không quy định chi tiết về nội dung dạy và học mà chủ yếu hướng tới yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. Trong đó, yêu cầu đối với hoạt động viết là:“Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước”(Bộ GD-ĐT, 2018). Chọn đề tài viết là công đoạn đầu tiên của hoạt động thực hành viết nhưng lại đóng vai trò tiên quyết, một mặt đáp ứng yêu cầu về kiểu văn bản viết, mặt khác vừa phát huy được tính sáng tạo của HS.Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy học viết. Phần lớn các tác giả đều tập trung làm rõ bản chất, quy trình và đề xuất một số phương pháp dạy học, đánh giá trong dạy học viết. Nghiên cứu của Crawford và cộng sự (2005, tr 111-113) đã đề cập đến việc sử dụng kĩ thuật truy vấn I-Search vào trong dạy viết gồm 6 bước: (1) HS đặt câu hỏi về một chủ đề; (2) HS lập kế hoạch nghiên cứu; (3) HS thu thập và ghi chép thông tin; (4) HS viết bài; (5) HS trình bày bài viết; (6) Đánh giá bài viết. Tươngtự, Graham và cộng sự (2016, tr 2) đã nêu tầm quan trọng của viết cũng như đề xuất một số chiến lược dạy học viết: “dạy rõ ràng chiến lược viết phù hợp, sử dụng mô hình -thực hành -phản ánh chu trình giảng dạy để giảng dạy các chiến lược viết, tích hợp viết và đọc để nhấn mạnh các tính năng chính của văn bản, sử dụng đánh giá các bài viết của HS để làm cơ sở cho việc giảng dạy và phản hồi”. Cũng bàn về phương pháp dạy học viết, Couzijn và Rijlaarsdam (2005) khẳng định giai đoạn quan trọng trong việc học viết ở mọi lứa tuổi là học viết bằng cách quan sát, đánh giá các quá trình liên quan: quá trình viết, quá trình đọc hoặc quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc
Từ khóa
Quy trình, đánh giá năng lực, kĩ năng đọc, lớp 10, văn bản nghị luận