page loader
Sử dụng học liệu số theo mô hình học vi mô (Microlearning) trong dạy học Hóa học lớp 10 - Góc nhìn từ giáo viên Hóa học trường trung học phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Hằng, Lê Danh Bình, Bùi Đình Đạt
26    0
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam
Quyển:     Trang:
Năm xuất bản: 9/2024
Tóm tắt
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ dạy học trên toàn cầu có nhiều thay đổi. Mô hình học vi mô (microlearning) gần đây đã được triển khai trong dạy học. Bằng cách thiết kế các nội dung dạy học nhỏ, mô hình học vi mô thu hút được sự chú ý, tập trung của người học vào các hoạt động học. Sử dụng học liệu số theo mô hình học vi mô hỗ trợ giáo viên tổ chức hoạt động dạy học đa dạng, giúp học sinh học tập chủ động và linh hoạt. Do đó, việc đưa học liệu số theo mô hình học vi mô vào lớp học sẽ mang lại một số lợi ích cho việc dạy học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng và đánh giá của giáo viên đối với học liệu số theo mô hình học vi mô trong dạy học Hoá học tại trường trung học phổ thông. Nhóm nghiên cứu đã gửi bảng câu hỏi tới 80 giáo viên môn Hóa học tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Kết quả chỉ ra rằng, giáo viên đánh giá cao vai trò và hiệu quả của học liệu số theo mô hình học vi mô trong dạy học hóa học, tuy nhiên vẫn còn khó khăn, thách thức cần xem xét thêm. Kết quả này là cơ sở thực tiễn để nhóm nghiên cứu đề xuất biện pháp xây dựng và sử dụng học liệu số theo mô hình học vi mô trong dạy học Hóa học lớp 10.
Từ khóa
Học vi mô, học liệu số, đánh giá của giáo viên, dạy học Hóa học, Hóa học lớp 10.
Cùng tác giả
Sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lựcÁp dụng dạy học vi mô rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho sinh viên ngành sư phạm hóa họcÁp dụng dạy học vi mô để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm hóa họcGiáo trình thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học hóa họcThực trạng năng lực xây dựng nội dung và thiết kế hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của giáo viên môn hóa học trung học phổ thôngNguyễn Thị Diễm Hằng, Cao Cự Giác, Lê Danh Bình. Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận PISA. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo Thực trạng hiểu biết về năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở - góc nhìn từ giáo viênThực trạng hiểu biết về năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở - góc nhìn từ giáo viênXây dựng khung năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sở theo cách đánh giá của PISASử dụng bài tập tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh ở trường trung học cơ sởMột số dạng bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên cho học sinh trung học cơ sở theo tiếp cận PISAXây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực khoa học tự nhiên của học sinh trung học cơ sởThiết kế bài tập tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực hóa học cho học sinh trung học phổ thông trog dạy học chuyên đề "Phân bón hóa học" (hóa học 11)XÂY DỰNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HOÁ HỌC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (HOÁ HỌC 10)