page loader
Tối ưu hoá một số yếu tố công nghệ trong quá trình lên men hành đen bằng phương pháp nhiệt ẩm
Tác giả: Trần Phương Chi, Hoàng Thị Lệ Hằng, Trần Đình Thắng
6    0
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quyển: tập 16, số 487     Trang: 51-60
Năm xuất bản: 1/2024
Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát và tối ưu hoá một số yếu tố ảnh hưởng đến công đoạn xử lý nhiệt ẩm trong quá trình chế biến hành đen từ củ hành tím. Các thí nghiệm được bố trí theo phương án quy hoạch thực nghiệm Box - Behnken (BBD), với 3 yếu tố thực nghiệm tương ứng miền khảo sát gồm: Nhiệt độ xử lý 65 - 75oC, thời gian xử lý 12 - 18 ngày và độ ẩm tương đối của không khí 70 - 90%. Mục tiêu thực nghiệm đa yếu tố gồm hàm lượng phenolic tổng số (mgGAE/g ck), hàm lượng flavonoid tổng số (mgQE/g ck), chất lượng cảm quan (điểm). Tối ưu hóa sử dụng thuật toán hàm mong đợi với hàm lượng phenolic tổng số, hàm lượng flavonoid tổng số, chất lượng cảm quan tương ứng hệ số quan trọng 5/5, 4/5, 4/5. Kết quả đã xác định được chế độ xử lý nhiệt ẩm tối ưu nhằm thu được sản phẩm hành đen có chất lượng tốt, tăng cường hàm lượng các hoạt chất sinh học như sau: Nhiệt độ xử lý 71oC với độ ẩm tương đối 82% trong thời gian 14,9 ngày. Ở điều kiện này, hành đen thu được có hàm lượng phenolic tổng số, flavonoid tổng số và điểm đánh giá chất lượng cảm quan lần lượt là 24,12 ± 0,08 mg GAE/g ck, 6,65 ± 0,03 mgQE/g ck và 18,95 ± 0,09 điểm.
Từ khóa
Allium ascalonicum, hành đen, xử lý nhiệt ẩm, tối ưu hóa, phenolic, flavonoid.
Cùng tác giả
Xác định dư lượng Rhodamin B trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)Khảo sát khả năng thủy phân chitin bằng enzym thu nhận từ Trichoderma harzianum 095TH để tạo N-acetyl - D-glucosaminNGHIÊN CỨU THU NHẬN PECTIN TỪ VỎ QUẢ BƯỞICÁC CẤU TỬ DỄ BAY HƠI TỪ LOÀI SẢ CHANH (Cymbopogon citratus) Ở NGHỆ ANKhảo sát và tối ưu hóa điều kiện trích ly polyphenol trong lá ổi.Nghiên cứu quy trình chế biến tối thiểu dứa (Ananas comosus)Tối ưu hóa điều kiện trích ly chlorophyl trong lá chè xanh (Camellia Sinensis L.)NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG REBAUDIOSIDE A TRONG CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO HPLCKHẢO SÁT VÀ TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY POLYPHENOL TRONG LÁ CHÈ GIÀ (Camellia sinensis L.) TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN SẤY CHÂN KHÔNG LÁ CHÈ BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG (RSM) Pterocarpin và 5-hydroxy-7-methoxyflavone từ quả thể nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius (Dc. ex Fr.) Quél.) ở Việt Nam TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KIỆN TRÍCH LY ANTHOCYANIN TỪ VỎ HÀNH TÍM (ALLIUM ASCALONIUM L. ) SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁP ỨNG BỀ MẶTTỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU TỪ CÂY SẢ (Cymbopogon citratus)NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM NHỰA DẦU NGHỆ KẾT HỢP VỚI NANO BẠC, CHITOSAN VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH THÁN THƯ Ở CAM, BƯỞITỐI ƯU HÓA CHIẾT XUẤT TỔNG HÀM LƯỢNG PHENOLIC VÀ CÁC CHẤT CHỐNG OXY HÓA TỪ QUẢ THỂ NẤM Ganoderma lucidum (Leyss ex. Fr.) Karst. THU HÁI TẠI NGHỆ AN, VIỆT NAMTối ưu hoá điều kiện chiết xuất các hoạt chất sinh học trong hành đen chế biến từ hành tím Việt Nam (Allium ascalonicum) sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứngTối ưu điều kiện sấy hành đen bằng công nghệ bơm nhiệtCÁC CẤU TỬ DỂ BAY HƠI TỪ RỄ GỪNG TÍA (Zingiber montanum (Koenig) Dietrich) VÀ GỪNG (Zingiber offinale Rosc.)Nghiên cứu sản xuất và thử hoạt tính kháng nấm Phytophtora spp. gây thối quả và Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư của chế phẩm sinh học nhựa dầu nghệ kết hợp với nano bạc và chitosanẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ ĐẾN CHẤT LƯỢNG HÀNH ĐENNGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÀNG CHITOSAN/NANO BẠC TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC XANH ĐẾN CHẤT LƯỢNG MẬN SAU THU HOẠCHThành phàn hoá học và hoạt tính chống oxi hoá của hành đen (Allium ascalonicum L.)Nghiên cứu ảnh hưởng của tiền xử lý lạnh đông và lên men nội sinh đến chất lượng và thời gian chế biến hành đen bằng phương pháp nhiệt ẩm