page loader
Khảo sát độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc Nobel tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư
Tác giả: Nguyễn Thị Giang An , Vũ Thị Mộng Mơ
34    0
HỘI NGHỊ CÔNG NGHỆ SINH HỌC TOÀN QUỐC 2022
Quyển: số 4     Trang: 355-362
Năm xuất bản: 1/2022
Tóm tắt
Ung thư đang là căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh và gây tử vong cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tìm kiếm các loại thuốc mới có khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư và nâng cao hệ miễn dịch kháng u, ít tác dụng phụ đang thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Nobel tăng cường miễn dịch là bài thuốc được phối trộn từ các cây thuốc nam trong y học cổ truyền có tác dụng tăng cường miễn dịch nhằm hỗ trợ điều trị ung thư. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt thuần chủng dòng BALB/c qua đường uống với liều 75 mL/kg thể trọng chuột, đã xác định gần như không độc với LD50. Thử nghiệm độc tính bán trường diễn trên thỏ trưởng thành, sau khi uống dịch chiết liên tục trong 28 ngày với liều 4,5 mL/kg /ngày (tương đương liều điều trị ở người) cho thấy trọng lượng và các chỉ tiêu huyết học sinh hoá, hình ảnh đại thể, vi thể trên mô của thỏ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm không có sự khác biệt. Ở lô thỏ thí nghiệm uống thuốc Nobel tăng cường miễn dịch liều 22,5 mL/kg thể trọng (gấp 5 lần liều điều trị), sau 28 ngày, thỏ có hiện tượng giảm cân, giảm số lượng hồng cầu, tăng sinh hồng cầu non (p < 0,05), tăng bạch cầu tổng số và bạch cầu mono (p < 0,05). Trên tiêu bản vi thể của lách của thỏ ở nhóm này, các dây Billroth có dấu hiệu bị lấp đầy xác của hồng cầu và không có giới hạn rõ ràng. Ngoài ra các chỉ số huyết học khác và chỉ tiêu sinh hoá, cấu trúc đại thể, vi thể của gan, thận đều bình thường. Như vậy, Nobel tăng cường miễn dịch bước đầu được chứng minh là an toàn trên động vật thử nghiệm.
Từ khóa
Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, độc cấp, độc tính bán trường diễn, miễn dịch, Nobel tăng cường miễn dịch, ung thư.
Cùng tác giả
Dẫn liệu về hình thái và phân bố của loài cá Chai Sorsogona tuberculata (Cuvier, InCuv.&Val.,1829)(PERCIFORMES: PLATYCEPHALIDAE) ở vùng biển Cửa Lò, Nghệ AnPHÁT HIỆN VIRUS ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANGKHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA DỊCH CHIẾT CÂY BẢY LÁ MỘT HOA (Paris polyphylla Sm.) TRÊN CHUỘT GÂY TỔN THƯƠNG GANKết quả điều tra bước đầu về nguồn lợi cá vùng ven biển huyện Cảm Xuyên, tỉnh Hà TĩnhGiải phẫu sinh lý trẻ emĐặc điểm phân tử gen FHBP của vi khuẩn NEISSERIA MENINGITIDIS LƯU HÀNH TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI KHU VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ 2008 -2017Phân tích trình tự gen mã hóa polyhedrin của momodon baculovirus (MBV) gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon) Việt NamPhân tích đặc điểm phân tử bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Ung bướu Nghệ AnNanoliposomal L-Asparaginase và hoạt tính kháng ung thư trên chuột BALB/c gây u thực nghiệm bởi dòng tế bào Lewís gây ung thư biểu mô. Khả năng kháng vi sinh vật, g kháng ấu trùng muỗi, và thành phần hóa học của Tinh dầu chiết xuất từ 4 loài thuộc họ Sim Myrtaceae của Việt Nam Thành phần hóa học và khả năng kháng vi sinh vật và kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu thân rễ loài Zingiber zerumbetẢNH HƯỞNG CỦA IỐT PHÓNG XẠ (131I) LÊN CÁC TẾ BÀO MÁU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁTHỰC TRẠNG CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ SỰ THAY ĐỔI CHỨC NĂNG GAN, THẬN SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁ BẰNG 131ICác chất thứ cấp có hoạt tính sinh học được phân lập từ chủng Streptomyces fradiae HT03 có nguồn gốc từ trầm tích thuộc vùng biển Vũng Áng, Hà TĩnhNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA TRÀ HOA VÀNG VŨ QUANG (Camellia vuquangensis) VÀ TRÀ HOA VÀNG HÀ TĨNH (Camellia hatinhensis) Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNHCác thành phần và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá Beilschmiedia fordii Dunn. và Lindera glauca (Siebold & Zucc.) Blume ở Việt NamTinh dầu họ Lauraceae: Hoạt tính kháng khuẩn và các thành phần tinh dầu của lá của Phoebe macrocarpa C.Y. Tinh dầu lá Ngô từ Việt Nam Sinh lý người và động vậtĐặc điểm sinh học của tôm sú, một số bệnh thường gặp và phương pháp chẩn đoán.Tinh dầu họ Lauraceae: Hoạt tính kháng khuẩn và thành phần của tinh dầu lá cây Phoebe macrocarpa C.Y. Wu của Việt NamThành phần và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu từ lá cây Beilschmiedia fordii Dunn. và Lindera glauca (Siebold & Zucc.) Blume tại Việt NamHoạt tính kháng oxy hoá và ức chế tế bào ung thư của hai loài trà Hoa vàng thu hái tại Việt NamPhân tích thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn có trong tinh dầu trong củ ba loài nghệ ở Việt NamThành phần hóa học và tính chất kháng khuẩn của tinh dầu chiết xuất từ thân rễ cây Siliquamomum oreodoxa N.S. Lý & Škornick (họ Zingiberaceae)Triển vọng hiệu quả chống khối U của Cinchonain Ia khi kết hợp với nanoliposome chứa L-AsparaginaseThành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Tsoongiodendron odorum và Manglietia chevalieri từ Việt NamNghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chiết xuất từ lá và thân rễ của cây Meistera caudata Šída f. & Škorničk. (họ Zingiberaceae)Tinh dầu họ Lauraceae: Hoạt tính kháng khuẩn và thành phần của tinh dầu lá cây Cinnamomum auricolor Kosterm và Cinnamomum petelotii Kosterm từ Việt NamPhân tích bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi bằng karyotypeSử dụng dấu ấn miễn dịch để phân loại trong điều trị ung thư vú ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ SỐNG TRONG BẢO QUẢN VÀ KHẢ NĂNG BIỆT HÓA CỦA TẾ BÀO CD34+