page loader
Điều tra thành phần loài sinh vật gây hại chính trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả: Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Ngọc Toàn, Hồ Thị Thuỷ, Phạm Thế Linh
8    0
Tạp chí Môi trường
Quyển: Số 10 - 2024     Trang: 26-35
Năm xuất bản: 10/2024
Tóm tắt
Trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (HST RNM), các loài sinh vật gây hại chính có thể làm suy giảm chất lượng rừng, thậm chí gây chết rừng. Nhằm xác định loài gây hại chính và mức độ gây hại HST RNM, nghiên cứu đã tiến hành điều tra “Thành phần loài sinh vật gây hại chính trong HST RNM tỉnh Hà Tĩnh”. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu gồm: Điều tra thành phần loài sinh vật gây hại; định loại tên loài; xác định loài sinh vật gây hại chính; xử lý và phân tích số liệu. Kết quả bước đầu nghiên cứu đã ghi nhận cấu trúc thành phần loài sinh vật gây hại, theo đó có 18 loài sinh vật gây hại thuộc 15 giống, 13 họ trong 7 bộ, trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) là đa dạng nhất với 6 loài (chiếm 33,3% tổng số loài), thuộc 6 giống và nằm trong 5 họ (chiếm 38,5% tổng số họ). Nghiên cứu cũng xác định được 5 loài giáp xác gây hại chính thuộc 3 giống (Balanus; Metopograpsus; Sphaeroma), 3 họ (Balanidae; Grapsidae; Sphaeromatidae) và 3 bộ (bộ giáp xác chân tơ (Cirripedia), bộ giáp xác mười chân (Decapoda), bộ Chân đều (Isopoda)). Trên cơ sở đó làm cơ sở khoa học cho việc phòng - trừ, ngăn chặn sự suy giảm về diện tích và chất lượng RNM.
Từ khóa
Sinh vật gây hại, RNM; sphaeroma terebrans Bate, 1886.
Cùng tác giả
Ảnh hưởng của quang gián đoạn đến sự ra hoa và sinh trưởng của cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) ở huyẢnh hưởng của biện pháp tăng giờ chiếu sáng trong ngày đến sự ra hoa, sinh trưởng và năng suất cây cẢnh hưởng của vật liệu che phủ đất đến hiệu quả sản xuất giống hoa cúc pha lê vàng (Chrysanthemun sp.) trồng trên đất cát ven biển tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ AnStress "Ôxy hóa" và phản ứng bảo vệ của cây Đậu tương DT84 đối với Chìsự tham gia của peroxidases trong phản ứng bảo vệ của cây đậu tương Nam Đàn đối với rệp muội đenPhản ứng bảo vệ của giống đậu tương Nam Đàn đối với stress "ô xy hóa" gây ra bởi rệp muội đenThực trạng và giải pháp phát triển cây cam tại huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ AnThực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ AnSự tích lũy của các con đường truyền tín hiệu SA- và JA- trong phản ứng của giống đậu tương Nam Đàn đối với sự phá hại của rệp muội đenThực trạng và giải pháp phát triển cây cam trên địa bàn tỉnh Nghệ AnThay đổi hàm lượng flavonoid glycosyl hóa trong lá đậu tương (Glycine max cv. Nam Dan) khi bị rệp phá hoạiTác động của rệp hại đến sinh tổng hợp axit salicylic trong cây đậu tương Nam Đàn giai đoạn ra hoa kết quảNghiên cứu biện pháp xử lý nước nóng đến khả năng nảy mầm của hạt và ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây Sachi (Plukenetia volubilis L.) thời kỳ vườn ươm tại Nghệ AnẢnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất giống lúa Bắc Hương 9 tại huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ AnĐặc điểm nông sinh học của một số giống cam được trồng trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo chỉ dẫn địa lý cam VinhĐặc điểm nông sinh học của các giống cam Mát, cam Bù Hà Tĩnh và cam Rốn được trồng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An