DÒNG HỌ TRẦN LÀNG YÊN XUÂN (DIỄN CHÂU, NGHỆ AN) VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO PHƯỜNG CA TRÙ ĐẠI HÀNG ĐÔNG THÀNH TỪ CUỐI THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX
Tác giả: Mai Phương Ngọc, Trần Văn Hữu
Hội thảo khoa học Quốc tế Văn hoá và giáo dục lần thứ IV (ICCE 2023)
Quyển: Trang: 480-492
Năm xuất bản: 6/2024
Tóm tắt
Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo, có giá trị đặc biệt trong kho tàng nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, gắn liền với lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, văn chương, âm nhạc và tư tưởng của dân tộc. Ngày 1/10/2009, tại kỳ họp của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), ca trù đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ở Nghệ An, thủy tổ họ Trần về làng Yên Xuân (nay thuộc xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu) khai cơ lập nghiệp từ giữa thế kỷ XVI, từ đó đã hình thành nên một dòng họ ca công trâm anh thế phiệt. Sự phát triển của dòng họ gắn liền với lịch sử của giáo phường ca trù đại hàng Đông Thành ở phủ Diễn Châu và sự thăng trầm của bộ môn nghệ thuật ca trù. Trong gần năm thế kỷ phát triển liên tục (thế kỷ XVI đến thế kỉ XX), giáo phường ca trù đại hàng Đông Thành đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và danh vọng, đồng thời sản sinh và đào tạo hàng trăm kép đàn, ca nương danh tiếng. Sự tồn tại của Giáo phường ca trù đại hàng Đông Thành với lịch sử hàng trăm năm, được nhiều bằng cấp, sắc phong của các triều đại là sự khẳng định vị thế của ca trù xứ Nghệ trên bản đồ phân bố ca trù ở Việt Nam. Bài viết này tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử dòng họ Trần làng Yên Xuân gắn với sự hình thành và phát triển của giáo phường ca trù đại hàng Đông Thành để đưa ra những đánh giá toàn diện, đầy đủ về vai trò, vị trí và ý nghĩa của giáo phường, các giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc cũng như các giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của nghệ thuật ca trù trong thời đại hiện nay.
Từ khóa
ca trù, họ Trần, làng Yên Xuân, giáo phường đại hàng Đông Thành.