page loader
Assessing the genetic diversity of taro germplasm collection in Vietnam using simple sequence repeat markers
Tác giả: Nguyễn Bá Hoành, Lê Thị Tươi, Vũ Thị Bích Huyền, Nguyễn Xuân Viết
1    0
Journal of Crop Improvement
Quyển: 5/38     Trang: 440-458
Năm xuất bản: 6/2024
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá tính đa dạng di truyền của 253 mẫu giống khoai môn (Colocasia esculenta (L.) Schott) thu thập tại Việt Nam ở mức độ phân tử bằng 20 chỉ thị lặp lại trình tự đơn giản (SSR). Tính đa dạng di truyền cao trong các mẫu giống khoai môn đã được phát hiện với 100% locus SSR đa hình và 89 alen đã thu được tại 20 locus SSR với trung bình 4,45 alen trên một locus, trong đó 14 chỉ thị có tính đa hình cao (3 alen/locus). Giá trị hàm lượng thông tin đa hình (PIC) thu được tại 20 locus SSR dao động từ 0,31 (Ce0078) đến 0,85 (HK34), với trung bình là 0,65. Hệ số tương đồng di truyền trong các mẫu dao động từ 0,39 đến 1,00. Tất cả 253 mẫu được phân thành 2 nhóm ở mức độ tương đồng di truyền là 0,60; một trong các nhóm (nhóm 2) được chia thành 8 phân nhóm ở mức độ tương đồng di truyền là 0,64. Một số mẫu giống (như 28279 và SP-19-009; SP-19-061 và SP-19-023; 28278 và SP-19-006) có hệ số tương đồng di truyền cao (1,00) cho thấy mối quan hệ di truyền rất chặt chẽ, trong khi một số mẫu giống khác (như 10063 và 11544) có hệ số tương đồng di truyền thấp (0,39) cho thấy mối quan hệ di truyền khá xa. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc bảo tồn và nhân giống khoai môn ở Việt Nam. Năm mẫu giống khoai môn (28211, SP-19-017, T.3578, T.3515 và 10098) mang các alen đặc trưng có thể được xác định bằng 6 chỉ thị SSR (uq55–112, uq73–164, HK35, Ce0078, HK22 và HK31) đã được phát hiện. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận chỉ thị SSR cho thấy đây là ứng dụng tiềm năng trong việc xác định mối quan hệ di truyền và phân biệt các giống khoai môn khác nhau.
Từ khóa
SSR polymorphism; Colocasia esculenta (L.) Schott; PIC values; similarity coefficient; specific alleles