page loader
ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng gây bệnh của Tilapia Lake virus (TILV) và động học bài thải virus ở cá nhiễm bệnh
Tác giả: Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hải, Nguyễn Thị Thu Hiền, Bùi Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Trung
6    0
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyển: Kỳ 2/tháng 3     Trang: 60-67
Năm xuất bản: 3/2022
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ mẫn cảm của cá rô phi giai đoạn ương giống đối với Tilapia Lake virus, đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đối với khả năng gây bệnh, đồng thời xác định động học bài thải virus. Sau khi gây nhiễm 17 ngày, tỷ lệ tử vong tích lũy của cá bột, cá hương, cá giống đạt cực đại; sau 21 ngày, tỷ lệ tử vong tích lũy trung bình của cá ở các độ tuổi này lần lượt là 100%, 96,5% và 74%. Ở điều kiện nhiệt độ là 220C, 250C, 270C, 300C, 320C và độ mặn là 3 ppt, 5 ppt, tỷ lệ sống sót của cá giống sau 30 ngày thí nghiệm ở ngưỡng nhiệt độ 220C và 320C giảm 2,2-2,3 lần so với các ngưỡng nhiệt độ là 250C, 270C, 300C; stress nhiệt độ đã làm suy giảm khả năng chống chịu của cá đối với tác nhân gây bệnh. Động học bài thải của chủng TiLV NĐ38 từ cá nhiễm bệnh vào môi trường nước được xác định trong 30 ngày, ARN của virus được phát hiện bằng RT-qPCR sau khi gây nhiễm 3-16 ngày; nồng độ virus cao nhất được phát hiện trong khoảng 6-8 ngày sau gây nhiễm, với giá trị log10 tương ứng là 4,35, 5,15 và 4,8 (tương đương với 2,26 x 104, 1,41 x 106, 6,28 x 105 bản sao ARN/lít nước); sau đó mật độ virus giảm dần và ở dưới ngưỡng được phát hiện thấy từ ngày thứ 17 sau khi gây nhiễm. Các kết quả thu được bước đầu là căn cứ để xác định đặc điểm dịch tễ của bệnh, từ đó tiến hành các nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp phòng bệnh phù hợp.
Từ khóa
T ilapia L ak e v irus , cá rô phi , m ẫ n c ả m, nhi ệ t đ ộ , đ ộ m ặ n, gây nhi ễ m, bài th ả i virus
Cùng tác giả
Một số dẫn liệu về thành loại thực vật ở đảo Ngư và đảo Mắt Nghệ AnẢnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen giai đoạn cá giốngẢnh hưởng của các mức lipid trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn cá giống trong môi trường nước ngọtPHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN Photobacterium damselae GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN CÁ BIỂNNghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcKỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy đặc sảnNghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcNghiên cứu mức độ tạo đáp ứng miễn dịch của các dòng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcKỹ thuật nuôi cá mặt nước lớnTransformation Chlorophyll a of Spirulina platensis to Chlorin e6 Derivatives and Several ApplicationsNghiên cứu tạo chế phẩm nhũ tương từ hợp chất kháng khuẩn của cây bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dahnardt) phục vụ phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắngMột số đặc điểm chính Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá rô phi(Oreochromis sp) nuôi trong nước lợKhai thác nguồn lợi tự nhiên và ương nuôi cá chình (Anguilla sp.) giống tại Việt Nam Nghiên cứu tạo vắc-xin vô hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú (Epinephelus sp.) quy mô phòng thí nghiệmTác dụng bảo vệ của cây liễu (Salix babylonica L.) đối với cá Đề kháng với Vibrio parahaemolyticus và Vibrio alginolyticusDự đoán mức độ nhạy cảm với bệnh đốm trắng ở tôm bằng cách sử dụng mô hình học máy dựa trên cây quyết địnhGiáo trình hoạt chất sinh học từ vi sinh vậtBệnh Tilapia lake virus ở cá Rô PhiMột số dẫn liệu về cá biển và động vật thân mềm ở vùng biển xung quanh đảo ngƣ và đảo mắt Nghệ AnXác định mức năng lƣợng trao đổi và protein thô thích hợp trong khẩu phần cho lợn nái xao va chửa kỳ 2 và nuôi con