THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BỎ HỌC SỚM
CỦA TRẺ EM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN - NGUYÊN NHÂN VÀ
CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Tác giả: Phạm Thị Oanh
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Công tác xã hội với nhóm trẻ dễ bị tổn thương: Thực tiễn - Hội nhập - Phát triển
Quyển: Trang: từ trang 323 đến trang 337
Năm xuất bản: 1/2024
Tóm tắt
Miền Tây Nghệ An là một vùng đất rộng lớn bao gồm 11 huyện, ngoài cư
dân người Kinh còn có các dân tộc thiểu số như: Thái, Thổ, Kh’Mú, Mông và Ơ
Đu sinh sống. Người dân tại đây nói chung, và các dân tộc thiểu số nói riêng, đang
gặp rất nhiều khó khăn trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn đề tiếp cận với
giáo dục của trẻ em. Thực trạng trẻ em bỏ học sớm để đi làm hoặc lập gia đình khi
chưa đủ tuổi tại các vùng đồng bào dân tộc này diễn ra rất nhiều, nhất là các
huyện miền núi và biên giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề bỏ học sớm
của trẻ em nơi đây, trong đó phải kể đến như: Khó khăn về kinh tế, về nhận thức
của người dân, về phong tục tập quán, về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình dạy
và học… Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thực tại cũng như tương lai
của các em, cũng như đối với sự phát triển chung của khu vực. Bài viết đã đề xuất
một số giải pháp nhằm làm giảm, rồi tiến đến xóa bỏ tình trạng bỏ học sớm của
trẻ em nơi đây, nhằm giúp các em có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với giáo dục và có
cơ hội phát triển như bao trẻ em khác
Từ khóa
hực trạng, trẻ em, bỏ học sớm, dân tộc thiểu số, nguyên nhân, các giải pháp khắc phục