ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI VẰNG SẺ
(Jasminum subtriplinerve) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Tác giả: Nguyễn Duy Ngọc Tân, Trần Minh Đức1, Phạm Thành, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Hồ Lam
Tạp chí Khoa học Đại học Huế
Quyển: Tập 133, số 3B Trang: 35-51
Năm xuất bản: 6/2024
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh trưởng và phát
triển của loài Vằng sẻ (Jasminum subtriplinerve) trong giai đoạn vườn ươm. Các thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp Split – Splot, ba lần lặp lại. Trong đó, thí nghiệm 1, ô lớn là 6 nồng độ chất điều hòa sinh
trưởng (ĐHST) 3-Indoleacetic acid (IAA) và ô nhỏ là 3 loại hom; thí nghiệm 2, ô lớn là 3 loại thành phần giá
thể và ô nhỏ là 4 diện tích cắt lá. Sau 90 ngày, các chỉ tiêu sinh trưởng của các công thức tốt nhất của thí
nghiệm 1 và 2 lần lượt là: tỷ lệ sống: 83,33, 83,00%; tỷ lệ nảy chồi: 96,67, 96,67%; số chồi: 3,00, 3,40 chồi/hom;
chiều cao: 12,93, 12,77 cm; đường kính: 0,86, 0,93 mm; số lá/chồi: 5,80, 5,93 và chỉ số ra rễ: 122,62, 199,04 cm.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng, công thức nhân giống loài Vằng sẻ có thể áp dụng trong giai đoạn vườn
ươm là: loại hom bánh tẻ, độ dài 15 – 20 cm, có ít nhất 3 – 4 mắt dương; số lá để lại 2 – 4 lá, cắt bỏ 1/3 diện
tích lá; chất ĐHST là IAA, nồng độ 1.000ppm; giá thể gồm 60% đất phù sa cổ + 10% cát + 22% phân chuồng
+ 5% phân vi sinh + 3% NPK
Từ khóa
diện tích cắt lá, thành phần giá thể, IAA, Jasminum subtriplinerve, loại hom