Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển
năng lực giáo dục STEM cho giáo viên - Bài học
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Nhung, Phạm Xuân Sơn
Tạp chí khoa học Giáo dục Việt Nam
Quyển: TẬP 20 - SỐ S2 Trang: 61-67
Năm xuất bản: 8/2024
Tóm tắt
Giáo dục là quốc sách trong các chiến lược phát triển của nước ta. Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng
của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đặc biệt nhằm thực hiện một trong ba khâu đột phá chiến
lược là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương VIII khóa XI đã bàn sâu về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo nhằm hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Để làm
được điều này, chúng ta rất cần một triết lí giáo dục có tính định hướng cho sự
phát triển giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, có một thực tế là chúng ta đang gặp khó
khăn trong việc xác định một triết lí giáo dục phù hợp với bối cảnh mới của đất
nước cũng như thế giới. Nếu không có những biện pháp để cải thiện, nâng cao
chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục Việt Nam sẽ khó theo kịp được sự phát triển
cũng như khó đảm bảo hoàn thành mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
hiện đại hóa đất nước. Trong khi đó, kiểm định chất lượng giáo dục được xem là
một trong những giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách
liên tục cải thiện, đổi mới, tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm duy trì, đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ khóa
STEM, năng lực giáo dục STEM, giáo viên tiểu học, đào tạo giáo viên tiểu học, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.