DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Tác giả: Hoàng Thị Nga
THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Quyển: Trang: 443
Năm xuất bản: 11/2023
Tóm tắt
Tóm tắt: Phương pháp dạy học hợp tác đề cao sự tương tác của các thành viên trong nhóm, người học làm việc cùng nhau để sáng tạo và học hỏi, nhưng cuối cùng mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Phương pháp dạy học hợp tác tạo điều kiện cho người học hoàn thành cả vai trò phụ thuộc lẫn nhau tích cực và trách nhiệm giải trình cá nhân. Trong dạy học nhóm, sự tương tác không chỉ là giữa các thành viên với nhau mà còn là giữa giảng viên (GV) và người học. Hãy để người học có cơ hội chủ động thể hiện ý kiến và cách giải quyết của bản thân và GV sẽ là người lắng nghe nhiều hơn. Phương pháp dạy học hợp tác cũng hướng đến tạo ra sự tương tác đồng thời, tức là nhiều người học có thể trình bày các quan điểm khác nhau, tranh luận cho cùng một vấn đề.
Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học được giảng dạy cho sinh viên không chuyên ở các trường đại hoc (ĐH) và cao đẳng (CĐ) với 2 tín chỉ. Mục tiêu của học phần được xác định trên 3 phương diện: Kiến thức; kĩ năng và thái độ. Để giúp sinh viên (SV) đạt mục tiêu trên, trong quá trình dạy học GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, trong đó dạy học hợp tác như là một sự lựa chọn phù hợp cho nhiều nội dung dạy học. Có thể sử dụng dạy học hợp tác để tìm hiểu nội dung, tranh luận và nhiệm vụ phức hợp trong lớp học đảo ngược.
Từ khóa
Từ khoá: Hợp tác; tương tác; tranh luận – phản biện; tự đánh giá; mục tiêu chương trình;