page loader
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DỊCH ÉP CỦ TỎI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, MỨC ĐỘ ĐỒNG ĐỀU VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ GIAI ĐOẠN ÚM
Tác giả: Phạm Kim Hào, Ngô Thị Sương Mai, Thái Thị Thanh Nhi, Nguyễn Thị Thanh, Phạm Mỹ Dung
167    1
Đặc san Khoa học và Công nghệ Nghệ An
Quyển: 11     Trang: 6-11
Năm xuất bản: 11/2023
Tóm tắt
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã đánh giá tác dụng của ép củ tỏi đến khả năng sinh trưởng, mức độ đồng đều và tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn úm (1 ngày đến 4 tuần tuổi). Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức, trong đó CT1: 1 g β-glucan + 1 g men tiêu hóa; CT2: 0,5 g β-glucan + 0,5 g men tiêu hóa + 0.5ml dịch ép củ tỏi; CT3: 1 ml dịch ép củ tỏi (các thành phần được pha trong 1 lít nước cho uống liên tục trong suốt giai đoạn úm). Kết quả thí nghiệm sau 4 tuần tuổi cho thấy CT2 thì gà đạt sinh trưởng cao nhất (409,4 g/con), tiếp đến là CT3 (401,5 g/con) và thấp nhất là CT1 (385,8 g/con), giữa các CTTN có sự sai khác thống kê (p< 0,05); sinh trưởng tuyệt đối ở CT2 đạt cao hơn so với CT3 và CT1. Đánh giá về mức độ đồng đều của đàn gà cho thấy gà ở CT2 đạt tiêu chuẩn Quốc gia về gà giống (TCVN 9117: 2011). Khi kết thúc thí nghiệm gà ở CT2 đạt tỷ lệ sống cao nhất 100%, tiếp đến là CT1 đạt 86,70%, tỷ lệ nuôi sống thấp nhất ở CT3 76,70%. Sự sai khác về tỷ lệ sống của gà giữa các CTTN có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Từ khóa
gà con, dịch ép tỏi, sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống
Cùng tác giả
Thử nghiệm tác dụng phòng và trị bệnh do vi khuẩn vibrio vulnificus trên cá bống bớp (BoẢnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) giai đoạn cá giống.Biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên của vi rút gây hoại tử thần kinh (NNV) trên cá mú.Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) giai đoạn cá giống.Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) giai đoạn nuôi thương phẩmKỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biểnKỹ thuật nuôi cá múKỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàngSÀNG LỌC VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN Enterococus faecalis MD4 SINH GELATINASEBiến động các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Copefloc tại Nghệ AnKỹ thuật nuôi thức ăn tươi sống cho động vật thuỷ sảnTình hình mắc bệnh viêm tử cung trên heo nái tại huyên Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lăk và các biện pháp phòng trịSẢN XUẤT SINH KHỐI TẢO Nannochloropsis oculata PHỤC VỤ QUY MÔ HÀNG HÓA TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ ANHIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM TỎI – NGHỆ TRONG NƯỚC UỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA GÀ LAI F1 (MÍA×LƯƠNG PHƯỢNG) GIAI ĐOẠN ÚM