page loader
NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI Ở LƯU VỰC SÔNG LAM
Tác giả: Trần Thị Tuyến, Hoàng Thị Thủy, Võ Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thúy Hà và Trần Đình Du
122    0
Tạp chí khoa học Huế
Quyển: 68     Trang: 121-131
Đường link/DOI: 10.18173/2354-1067.2023-0052
Năm xuất bản: 7/2023
Tóm tắt
Lưu vực sông Lam có diện tích 17.900 km2 (phần lãnh thổ Việt Nam), bao gồm phần lớn lãnh thổ của tỉnh Nghệ An và một tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu này tập trung xác định các dịch vụ và vai trò của các DVHST trên lưu vực sông Lam dựa vào nhận thức của cộng đồng. Phương pháp điều tra xã hội học đã được sử dụng với tổng cộng 585 người được phỏng vấn ở 07 huyện/thành phố, phân bố trên cả 03 khu vực: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dịch vụ cung cấp được người dân xác định nhiều nhất (75,5%), tiếp đó là dịch vụ văn hóa (68.9%), dịch vụ điều tiết - hỗ trợ thấp nhất (48,7%). Vai trò của các nhóm DVHST cũng được đánh giá khác nhau trên lưu vực sông Lam: ở khu vực thượng lưu, nhóm dịch vụ cung cấp được cho là “rất quan trọng”, đặc biệt là thức ăn từ tự nhiên và cây thuốc (tỉ lệ tương ứng 63,0% và 72,0%). Trong khi đó, ở khu vực trung lưu, dịch vụ được cho là “rất quan trọng” gồm giảm nhẹ thiên tai (78,1%) và điều hòa khí hậu (72,0%). Ở khu vực hạ lưu, lọc nước và cung cấp thức ăn từ tự nhiên là các dịch vụ quan trọng nhất (tỉ lệ tương ứng là 76,0% và 72,0%). Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình ra quyết định về chính sách để quản lí, khai thác bền vững DVHSTtrên lưu vực sông Lam.