THIỆT HẠI THỦY SẢN DO MƯA LŨ GÂY RA TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG NĂM 2020 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Đức Bình, Phan Trọng Bình, Tống Trần Huy, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Thị Vân, Trương Thị Thành Vinh
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quyển: 10/2021 Trang: 237-243
Năm xuất bản: 10/2021
Tóm tắt
Mưa lũ trong tháng 10 năm 2020 đã gây thiệt hại lớn cho nuôi thủy sản tại các tỉnh miền Trung. Địa phương có diện tích nuôi chịu thiệt hại lớn nhất là Quảng Bình với 4.383 ha và 11.585 m3 lồng. Tiếp đến là Hà Tĩnh với 3.602 ha và 10.293 m3 lồng bè bị hư hỏng; Quảng Trị với 1.396 ha và 8.600 m3 lồng và thấp nhất là Thừa Thiên Huế với 1.737 ha và 13.592 m3 lồng bị thiệt hại. Sản lượng nuôi thủy sản bị thiệt hại tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế ước tính lần lượt tương ứng khoảng 364 tỷ đồng, 194 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Riêng Quảng Trị bị thiệt hại 655 tỷ bao gồm cả sản lượng và cơ sở vật chất. Giải pháp kỹ thuật ứng phó đã được thực hiện ngay khi mưa lũ về như thu hoạch thủy sản, gia cố thêm bè lồng, bờ ao... Theo đó, kết quả thống kê chỉ ra thiệt hại cơ sở vật chất 17,1-60%, dạng thiệt hại phổ biến sạt lở bờ ao, đầm, hư hỏng cống cấp thoát nước. Sản lượng thiệt hại từ 65,7-85%, thủy sản chết do mưa lũ gây hiện tượng ngọt hóa. Một số đề xuất kỹ thuật giúp người nuôi sớm ổn định sản xuất sau lũ được nêu ra như kiểm tra sửa chữa lại bờ ao, đầm, lồng. Vệ sinh ao, vùng vuôi bằng hóa chất, vôi. Thời gian bắt đầu vụ mới dựa vào kết quả quan trắc môi trường từ cơ quan chuyên môn.
Từ khóa
Mưa lũ, miền Trung, sản lượng, diện tích, năm 2020