page loader
Nghiên cứu tạo chế phẩm nhũ tương từ hợp chất kháng khuẩn của cây bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dahnardt) phục vụ phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Lê Minh Hải, Mai Thị Minh Ngọc, Đoàn Quốc Hưng
171    0
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyển: 20     Trang: 85-93
Năm xuất bản: 8/2020
Tóm tắt
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) do tác nhân vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích tìm ra các thông số kỹ thuật tối ưu của quy trình trích lý tinh dầu bạch đàn, đánh giá khả năng kháng khuẩn của tinh dầu và chế phẩm nhũ tương tinh dầu bạch đàn đổi với 2 chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus DHM-03.18, V. parahaemolyticus DHM-04.19 gây bệnh AHPNS ở tôm nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm in vitro. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trích lý, có ảnh hưởng đến hiệu suất trích lý tinh dầu bạch đàn và các điều kiện phù hợp để chưng cất tinh dầu bạch đàn bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước là: tỷ lệ nguyên liệu/nước là 1/7, nhiệt độ 140°C, thời gian 4,5 giờ. Thử nghiệm cho thấy khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Vibrio gây AHPNS của dịch chiết tinh dầu cây Bạch đàn trắng tương đối tốt, khả năng ức chế vi khuẩn tỷ lệ thuận với lượng tinh dầu bổ sung. Đường kinh vòng vô khuẩn thu được thấp nhất là 9,35 mm ứng với lượng tinh dầu 25 µl và đường kinh vòng vô khuẩn thu được cao nhất là 23,55 mm với nồng độ thảo dược là 100 ul. Sử dụng chế phẩm nhũ tương tinh dầu bạch đàn trắng trị bệnh AHPNS trên tôm chân trắng cho thấy tỷ lệ chết giảm.
Từ khóa
AHPNS bạch đàn, Tinh dầu, Vibrio, Tôm chân trắng
Cùng tác giả
Một số dẫn liệu về thành loại thực vật ở đảo Ngư và đảo Mắt Nghệ AnẢnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trắm đen giai đoạn cá giốngẢnh hưởng của các mức lipid trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn cá giống trong môi trường nước ngọtPHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN Photobacterium damselae GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN CÁ BIỂNNghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcKỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số đối tượng thủy đặc sảnNghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcNghiên cứu mức độ tạo đáp ứng miễn dịch của các dòng vi khuẩn Photobacterium damsalae đột biến giảm độc lựcKỹ thuật nuôi cá mặt nước lớnTransformation Chlorophyll a of Spirulina platensis to Chlorin e6 Derivatives and Several ApplicationsMột số đặc điểm chính Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá rô phi(Oreochromis sp) nuôi trong nước lợKhai thác nguồn lợi tự nhiên và ương nuôi cá chình (Anguilla sp.) giống tại Việt Nam Nghiên cứu tạo vắc-xin vô hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú (Epinephelus sp.) quy mô phòng thí nghiệmTác dụng bảo vệ của cây liễu (Salix babylonica L.) đối với cá Đề kháng với Vibrio parahaemolyticus và Vibrio alginolyticusDự đoán mức độ nhạy cảm với bệnh đốm trắng ở tôm bằng cách sử dụng mô hình học máy dựa trên cây quyết địnhGiáo trình hoạt chất sinh học từ vi sinh vậtBệnh Tilapia lake virus ở cá Rô Phiảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng gây bệnh của Tilapia Lake virus (TILV) và động học bài thải virus ở cá nhiễm bệnh Một số dẫn liệu về cá biển và động vật thân mềm ở vùng biển xung quanh đảo ngƣ và đảo mắt Nghệ AnXác định mức năng lƣợng trao đổi và protein thô thích hợp trong khẩu phần cho lợn nái xao va chửa kỳ 2 và nuôi con