TÁC NHÂN VI SINH VẬT Ở CÁ RÔ PHI (Oreochromis sp.) TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC TỪ 2017-2021
Tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Minh Quân, Lê Thị Mây, Nguyện Thị Nguyện, Phan Trọng Bình, Trương Thị Thành Vinh và Phan Thị Vân
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quyển: Trang: 158
Năm xuất bản: 10/2022
Tóm tắt
Rô phi là một trong những đối tượng nuôi cá nước ngọt được quan tâm và nuôi phổ biến hiện nay trên cả nước. Một số tỉnh ở phía Bắc Việt Nam có diện tích nuôi lớn và sản lượng cá rô phi cao như Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Yên Bái, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Một trong những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến sản lượng nuôi cá rô phi là bệnh, dịch bệnh. Mục đích của nghiên cứu này nhằm chỉ ra tác nhân nào chiếm tỷ lệ cao đối với mẫu bệnh cá rô phi có biểu hiện bất thường ở 1 số tỉnh phía Bắc nêu trên trong thời gian 5 năm gần đây (2017-2021). Phương pháp phân tích truyền thống được áp dụng trong nghiên cứu như phương pháp soi tươi tiêu bản cho ký sinh trùng và nấm, phương pháp nuôi cấy, định danh vi khuẩn bằng nhuộm gram, thử phản ứng sinh hóa với test kít API20E và API20Strep. Kết quả cho thấy những mẫu cá có hiểu hiện bất thường như bỏ ăn, chết rải rác, xuất huyết, tổn thương gốc vây, hậu môn, đục/lồi mắt, tích dịch, ruột không có thức ăn khi giải phẩu có tỷ lệ cá nhiễm vi khuẩn cao nhất (54,66%), tiếp theo là ký sinh trùng (20,98) và thấp nhất là nấm (4,76%), bên cạnh đó có 19,6% không xác định được nguyên nhân hoặc do môi trường. Đối với nhóm vi khuẩn, xác định sự hiện diện 6 loài khuẩn (S. agalactiae, A. hydrophila, Pseudomonas sp., Plesiomonas shigelloides, Edwardsiella tarda và A. sobria). Trong đó S. agalactiae và A. hydrophila xuất hiện ở tất cả các năm (2017-2021) với tỷ lệ cao nhất lần lượt tương ứng 22-43% và 27-37%, trong khi đó 04 loài vi khuẩn còn lại xuất hiện với tỷ lệ thấp hơn và không có mặt đều ở tất cả các năm từ 2017-2021.
Từ khóa
Cá rô phi, vi khuẩn, một số tỉnh phía Bắc