page loader
Sức sản xuất thịt của tổ hợp lai GF337xGF24 ở các khối lượng giết mổ khác nhau.
Tác giả: Lê Đình Phùng, Hoàng Thị Mai, Nguyễn Xuân Bả, Trần Ngọc Long, Lê Đức Thạo, Văn Ngọc Phong và Hồ Lê Quỳnh Châu
304    0
Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Quyển: 06     Trang: 63-72
Năm xuất bản: 3/2020
Tóm tắt
Tổng số 136 con lợn lai GF337xGF2460 ngày tuổi (25,2±2,71kg/con), tỷ lệ đực:cái là 1:1 được phân ngẫu nhiên vào 12 đơn vị thí nghiệm (3 nghiệm thức-NT x 4 lần lặp lại) nhằm đánh giá sức sản xuất thịt ở 3 mức khối lượng giết mổ (KLGM) 100, 110 và 120 kg. Đơn vị thí nghiệm là nhóm lợn trong một ô chuồng. Lợn được cho ăn tự do theo từng giai đoạn sinh trưởng. Khi lợn ở mỗi NT đạt KLGM dự kiến, lợn được cân để xác định khối lượng (KL) kết thúc và 2 con lợn (1 đực + 1 cái)/đơn vị thí nghiệm có KL gần nhất với KL trung bình của NT được chọn mổ khảo sát để xác định năng suất thân thịt và lấy mẫu để phân tích chất lượng thịt. Kết quả cho thấy, tăng khối lượng, lượng ăn vào và tiêu tốn thức ăn trong toàn thời kỳ nuôi thịt đều có xu hướng tăng khi KLGM tăng từ 99,8 lên 120,5 kg, tương ứng tăng từ 877,9 lên 915,6 g/ngày (P<0,05), từ 2,26 lên 2,47 kg/con/ngày (P<0,05) và từ 2,58 lên 2,70kg TĂ/kg TKL (P>0,05). Tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ là không sai khác ở các mức KLGM khác nhau. Tỷ lệ nạc có xu hướng giảm (P=0,109), dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn có xu hướng tăng khi KLGM tăng nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,1). Giá trị pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, tỷ lệ mất nước chế biến và độ dai của thịt sau giết mổ 24 và 48 giờ là không sai khác ở các KLGM khác nhau. Tuy nhiên, độ sáng thịt sau giết mổ 48 giờ giảm; độ đỏ, độ vàng của thịt và tỷ lệ mỡ thô trong cơ thăn có xu hướng tăng lên khi KLGM tăng. Mỗi trang trại, với quy mô nuôi 500 lợn thịt, tăng lợi nhuận ròng từ 671.295.996 lên 949.281.908 VNĐ/năm khi tăng KLGM từ 100 lên 120kg. Có thể áp dụng tăng KLGM của tổ hợp lai GF337xGF24 lên 120kg trong chăn nuôi công nghiệp.
Từ khóa
Khối lượng giết mổ, GF337, sức sản xuất thịt
Cùng tác giả
Hiện trạng nuôi gà thả vườn ở vùng ven thành phố Vinh và hiệu quả mô hình nuôi gà dựa trên nguồn thứẢnh hưởng của khẩu phần cỏ trồng ăn tự do (ad libitum) và thức ăn tinh đến tăng trọng của bò trong gHiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn dựa trên nguồn thức ăn sẵn cóẢnh hưởng của thức ăn tinh bổ sung cho mẹ và con đến tăng trọng của bê trong giai đoạn bú sữaThí điểm thành lập câu lạc bộ nuôi bò thâm canh: Nghiên cứu trường hợp xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng TrịHiện trạng hệ thống chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam.Hiện trạng chăn nuôi lợn Xao Va tại Nghệ An.Kỹ thuật chăn nuôi gia cầmĐánh giá sự đa dạng di truyền của giống lợn Xao Va bằng chỉ thị phân tửMột số đặc điểm cơ bản của giống lợn Xao Va.Hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và ảnh hưởng bổ sung thức ăn cho bò mẹ trước và sau khi sinh đến khả năng sinh sản của bò lai Brahman nuôi trong nông hộ ở tỉnh Bình ĐịnhĐánh giá sự đa dạng di truyền của giống lợn Xao Va bằng chỉ thị phân tửĐặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn nái PIC/GF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệpKỹ thuật chăn nuôi trâu bòNĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNGẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI GF280xGF24, GF337xGF24, GF399xGF24 VÀ 2 KHẨU PHẦN THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT THỊT CỦA LỢN TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆPẢnh hưởng của các tổ hợp lợn lai GF280xGF24, GF337xGF24, GF399xGF24 và 2 khẩu phần thức ăn đến chất lượng thân thịt trong điều kiện nuôi công nghiệpSinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của ba tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền Trung.Năng suất, chất lượng thịt của 3 tổ hợp lợn lai GF337xGF24, GF280xGF24 và GF399xGF24 nuôi công nghiệp chuồng kín ở miền TrungTĂNG KHỐI LƯỢNG, TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TỔ HỢP LỢN LAI GF399xGF24 Ở CÁC KHỐI LƯỢNG GIẾT MỔ KHÁC NHAUNăng suất, chất lượng thịt của tổ hợp lai GF399xGF24 ở các khối lượng giết mổ khác nhauXÁC ĐỊNH MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ THÍCH HỢP TRONG KHẨU PHẦN CHO LỢN NÁI XAO VA CHỬA KỲ 2 VÀ NUÔI CONMỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ CÁ BIỂN VÀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Ở VÙNG BIỂN XUNG QUANH ĐẢO NGƯ VÀ ĐẢO MẮT NGHỆ ANUSING THE REGRESSION MODEL TO ESTIMATE THE INFILTRATION RATE FROM SOIL PROPERTIES AFTER SHIFTING CULTIVATION IN VIETNAMHIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM TỎI – NGHỆ TRONG NƯỚC UỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA GÀ LAI F1 (MÍA×LƯƠNG PHƯỢNG) GIAI ĐOẠN ÚMMức năng lượng trao đổi và protein thô trong khẩu phần phù hợp cho lợn Xao Va thương phẩmĐặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn nái PIC/GF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp