page loader
Biến động các yếu tố môi trường ao nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Copefloc tại Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh, Lê Văn Khôi, Lê Tuấn Anh
5192    0
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyển: Chuyên đề Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam: đa dạng sinh học, nuôi trồng và phát triển bền vững     Trang:
Năm xuất bản: 10/2021
Tóm tắt
Nuôi tôm ứng dụng công nghệ Copefloc (Copepoda - biofloc) là công nghệ cải tiến của biofloc bằng việc kết hợp nuôi sinh khối động vật phù du làm thức ăn cho tôm vừa giảm chi phí thức ăn đồng thời hạn chế sự biến động môi trường nước. Nghiên cứu được thực hiện tại vùng nuôi tôm xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An với 2 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Trong đó NT1 nuôi tôm ứng dụng công nghệ copefloc, NT2 (đối chứng) nuôi tôm ít thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Kết quả cho thấy: nhiệt độ, pH, độ trong, oxy hòa tan (DO), độ mặn, ở 2 nghiệm thức không khác nhau nhiều, sự biến động các yếu tố trên ở trong mức giới hạn cho phép đối với nuôi tôm thẻ chân trắng; độ kiềm ở ao nuôi công nghệ copefloc ổn định hơn; tổng ammonia nitrogen (TAN) và NO2- thấp hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng và sai khác có ý nghĩa thống kê. Số lượng tảo ở các ao nuôi ứng dụng công nghệ Copefloc (71 loài) đạt cao hơn so với ao nuôi công nghệ thường (62 loài) trong đó ngành Bicillariophyta (tảo Silic) chiếm ưu thế. Thành phần loài động vật phù du ở các ao nuôi công nghệ Copefloc có số lượng loài phong phú hơn (45 loài) so với các ao nuôi đối chứng (41 loài), trong đó nhóm copepoda chiếm tỷ lệ lớn nhất. Thành phần biofloc của ao nuôi tôm theo công nghệ copefloc qua các thông số FVI (thể tích floc), TSS (tổng chất rắn lơ lửng) và VSS (chất rắn lơ lửng dễ bay hơi) cao hơn nhiều so với các ao nuôi đối chứng, các chỉ số trên đều sai khác có ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức nuôi
Từ khóa
nuôi tôm thẻ chân trắng, copefloc, biofloc, sinh vật phù du
Cùng tác giả
Thử nghiệm tác dụng phòng và trị bệnh do vi khuẩn vibrio vulnificus trên cá bống bớp (BoẢnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) giai đoạn cá giống.Biểu hiện gen mã hóa kháng nguyên của vi rút gây hoại tử thần kinh (NNV) trên cá mú.Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) giai đoạn cá giống.Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) giai đoạn nuôi thương phẩmKỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biểnKỹ thuật nuôi cá múKỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàngSÀNG LỌC VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN Enterococus faecalis MD4 SINH GELATINASEKỹ thuật nuôi thức ăn tươi sống cho động vật thuỷ sảnTình hình mắc bệnh viêm tử cung trên heo nái tại huyên Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lăk và các biện pháp phòng trịĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA DỊCH ÉP CỦ TỎI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, MỨC ĐỘ ĐỒNG ĐỀU VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ GIAI ĐOẠN ÚM SẢN XUẤT SINH KHỐI TẢO Nannochloropsis oculata PHỤC VỤ QUY MÔ HÀNG HÓA TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ ANHIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM TỎI – NGHỆ TRONG NƯỚC UỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA GÀ LAI F1 (MÍA×LƯƠNG PHƯỢNG) GIAI ĐOẠN ÚM