Nghiên cứu một số kỹ thuật giâm hom cây dược liệu thuỷ bồn thảo (Sedum sarmentosum Bunge) tại Sapa
Tác giả: Cao Thị Thu Dung, Ngô Đức Phương, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tài Toàn, Nguyễn Văn Hoàn, Trương Tuấn Oanh, Phùng Minh Trí
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quyển: Chuyên đề Nông nghiệp và Tài nguyên trong xu thế chuyển đổi số Trang: 42-46
Năm xuất bản: 10/2022
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục đích xác định các kỹ thuật phù hợp nhất trong vườn ươm cho việc nhân giống thủy bồn thảo bằng phương pháp giâm hom. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu CRD với 3 lần nhắc lại trong vườn ươm tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí đoạn cắt, chiều dài hom và giá thể đến sự ra rễ và bật mầm thủy bồn thảo cho thấy: khi sử dụng phần thân trên làm hom giống (hom ngọn) ra rễ sau 7 ngày và bật mầm sau 10 ngày, tỷ lệ ra rễ đạt 95,07% và có 72,37% số hom
bật mầm. Chiều dài đoạn hom phù hợp là 2 cm, sau 4 tuần giâm đạt trung bình 5,40 rễ/hom và 1,96 mầm/hom. Hỗn hợp giá thể gồm 50% cát tinh và 50% đất nương rẫy là phù hợp nhất cho sự tăng trưởng chiều dài rễ và mầm thủy bồn thảo (đạt chiều dài rễ trung bình 2,57 cm và chiều dài mầm 2,08 cm sau 4 tuần giâm)