MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA RẦY NÂU HẠI LÚA
(Nilaparvata lugens Stal.) VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG TRỪ
TẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Soa
Tạp chí khoa học Đại học Vinh
Quyển: 1 Trang: 30-38
Năm xuất bản: 1/2022
Tóm tắt
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal. là một trong những loài sâu hại lúa nghiêm trọng làm giảm đáng kể năng suất của cây lúa. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy nâu trong điều kiện phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 260C, ẩm độ 72%; 280C, 70% và 300C, 68% với thức ăn là giống lúa VHC. Vòng đời của rầy nâu được ghi nhận lần lượt là 28,80 ± 0,83 ngày, 27,83 ± 0,82 ngày và 26,64 ± 0,90 ngày. Trong điều kiện ở 260C, 72% rầy nâu có sức sinh sản cao nhất trung bình 81,35 ± 13,62 trứng/trưởng thành cái, tỷ lệ trứng nở 96,3 ± 2,30%. Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, rầy nâu xuất hiện từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, mật độ cao nhất ở giai đoạn lúa chín sữa. Mật độ rầy nâu trên lúa sớm thấp hơn lúa chính vụ và lúa muộn. Giống lúa VHC bị nhiễm rầy cao hơn so với giống TH6. Sử dụng 3 loại thuốc hóa học phòng trừ rầy nâu gồm Sieu check 700WP, Chess 50WG, Oshin 20WP trong điều kiện phòng thí nghiệm và đồng ruộng cho thấy Chess 50WG có hiệu quả phòng trừ rầy nâu cao nhất sau 7 ngày xử lý.
Từ khóa
Rầy nâu, đặc điểm sinh học, sinh thái, phòng trừ, Diên Khánh, Khánh Hòa