page loader
Quyền tiếp cận tư pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhìn từ góc độ pháp lý
Tác giả: Đoàn Minh Trang
184    6
Kỷ yếu hội thảo "Những vấn đề nhân quyền hiện đại"
Quyển: 1     Trang: 358-366
Năm xuất bản: 10/2022
Tóm tắt
Di cư quốc tế vì việc làm là kết quả tất yếu và là một yêu cầu của quá trình toàn cầu hóa về kinh tế. Bước sang đầu thế kỷ 21, di cư quốc tế vì việc làm đã nổi lên như là một vấn đề toàn cầu. Đây là hệ quả tất yếu và là kết quả của quá trình toàn cầu hoá về kinh tế. Theo ước tính của IOM và ILO, tại thời điểm năm 2019, trên thế giới có khoảng 272 triệu người di cư, chiếm 3,5% tổng dân số thế giới, trong đó khoảng 2/3 là người lao động (NLĐ) di cư (164 triệu người)748. Nó mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế của nhiều quốc gia nói riêng, cũng như cho nhiều gia đình, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những khó khăn, thách thức mà các Chính phủ và người lao động đi làm việc ở nước ngoài khắp nơi phải đối mặt, đó là tình trạng người lao động bị phân biệt đối xử, bị bóc lột và thậm chí bị xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản cả ở nước gửi và nước tiếp nhận lao động.
Từ khóa
Quyền con người, lao động di trú, lao động nước ngoài, chế độ bảo hiểm xã hội.