Tối ưu hóa quá trình chuyển gen gián tiếp bằng Agrobacterium vào cây kê dại - Cây mô hình C4 (Setaria viridis)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai, Tina Offler, Andy Eamens and Christopher Grof
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quyển: 10 Trang:
Năm xuất bản: 10/2022
Tóm tắt
Để sử dụng cây kê dại (Setaria viridis) như là cây mô hình cho việc nghiên cứu di truyền các cây thuộc nhóm quang hợp theo chu trình C4, việc tìm ra một phương pháp chuyển gen đơn giản và hiệu quả là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm đánh giá và chọn lọc một số điều kiện phù hợp với quy trình chuyển gen gián tiếp vào cây kê dại bằng phương pháp nhúng bông/hoa vừa mới nở vào dung dịch huyền phù Agrobacterium tumefaciens. Kết quả nghiên cứu lựa chọn được vector chuyển gen phù hợp và cho hiệu quả chuyển gen cao nhất là pANIC12A với tỷ lệ chuyển gen đạt 0,5% ± 0,08. Ngoài ra một số điều kiện khác cũng góp phần vào việc tăng hiệu quả chuyển gen như chiều dài bông phù hợp cho việc biến nạp từ 5,2 ± 0,2 đến 5.5 ± 0.5 cm, mật độ Agrobacterium tumefaciens (chủng AGL1) là OD600nm = 1 và thời gian nhúng bông/hoa là 20 phút. Cây chuyển gen thế hệ T2 sinh trưởng bình thường và khỏe trên môi trường chọn lọc hygromycin (30 mg/L). Việc phân tích di truyền bộ gen ADN của cây chuyển gen thế hệ T2 cho thấy sản phẩm khuếch đại đoạn gen của gen chọn lọc HPT và gen chỉ thị RFP thông qua kỹ thuật PCR đều biểu hiện rõ trên gel agarose 1%
Từ khóa
Chuyển gen gián tiếp, Agrobacterium tumeficiens, kê dại, Setaria viridis