Suy ngẫm từ quan điểm giáo dục của C.Mác: "Bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục"
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thi
Tạp chí Dạy và Học ngày nay
Quyển: Trang: 39
Năm xuất bản: 9/2022
Tóm tắt
Platon (427 - 347 TCN) - Nhà triết học Hi Lạp cổ đại từng nói: "Nếu người thợ giầy là một người thợ tồi thì quốc gia không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giầy kém chất lượng. Nhưng nếu thầy giáo là người dốt nát, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi và những con người xấu xa”. Quan điểm đó cho thấy tầm nhìn sâu sắc của Platon đối với vai trò của những người thầy - những nhà giáo dục đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Cho đến hiện nay, câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị, bởi thực tế cho thấy, sức mạnh của các quốc gia không nằm ở sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên hay yếu tố nào khác mà chính là ở nguồn lực con người. Do vậy, đầu tư cho giáo dục, cho con người là trên hết và để làm tốt điều đó, các quốc gia cần đầu tư cho chất lượng của đội ngũ những người làm công tác giáo dục, những người thầy. “Bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục” là quan điểm của C. Mác về yêu cầu phẩm chất, năng lực cần có của nhà giáo dục. Bài viết đưa ra một số suy ngẫm từ quan điểm giáo dục trên của C. Mác và liên hệ quan điểm đó với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa
Giáo dục, nhà giáo dục, C. Mác