Sự biến đổi vị thế người bệnh qua một số đại dịch và nhận diện âm mưu, thủ đoạn, hành động, phá hoại của các thế lực thù địch về công cuộc phòng, chống đại dịch Covid- 19 hiện nay.
Tác giả: Trịnh Văn Tùng, Phan Thị Thúy Hà, Trương Thị Yến, Nguyễn Thị Hoài An
Tạp chí Nghiên cứu con người
Quyển: 5 Trang: 3
Năm xuất bản: 10/2021
Tóm tắt
Các loại dịch bệnh đều có lịch sử riêng và mỗi giai đoạn lại có những loại dịch bệnh khác nhau. Mỗi người bệnh cũng có những trải nghiệm khác nhau và do vậy, họ có những vị thế khác nhau. Từ trước đến nay, vị thế của người bệnh do dịch bệnh gây ra đã biến đổi theo hướng khẳng định sự tiến bộ ngày càng cao của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Từ chỗ gần như hoàn toàn bị động trong quá khứ thì phần đông người bệnh do đại dịch Covid-19 gây ra hiện nay trên toàn cầu đã và đang chủ động hơn trong chăm sóc, chữa trị cho bản thân bằng cách phối hợp với đội ngũ y tế. Được đặt ở trung tâm của hệ thống xã hội, người bệnh “cùng chữa bệnh” là một phương pháp hiện đại và hữu ích góp phần giảm số lượng bệnh nhân có nguy cơ trở nặng. Ở chiều ngược lại, vị thế quan trọng nhất của người bệnh Covid-19 chính là vai trò người cảnh báo sau cùng đối với nhân loại cần phải bảo vệ thiên nhiên bằng cách thay đổi lối sống, lối tiêu dùng và sản xuất để đạt được một nền “văn hóa sống chậm” nhằm phòng ngừa những rủi ro nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bằng phương pháp điểm luận các văn liệu khoa học và bài báo thường thức kết hợp với một số phỏng vấn sâu đối với các bác sĩ1 đã và đang làm nhiệm vụ trong tâm đại dịch từ tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh đến các tỉnh/thành phố miền Nam, những dữ liệu thu được một cách tường minh đã củng cố cho các kết quả của nghiên cứu này.
Từ khóa
đại dịch, vị thế người bệnh, cảnh báo nguy cơ, văn hóa sống chậm.