Một cách nhìn khác về “Chính sách bế quan tỏa cảng” của Triều Nguyễn (Việt Nam) với các nước phương Tây (1802 - 1858)
Tác giả: Trần Xuân Hiệp, Trần Đình Hùng, Nguyễn Tuấn Bình, Nguyễn Anh Chương (Tác giả của Trường Đại học Vinh), Trần Thái Bảo
Cogent Arts & Humanities
Quyển: 1/8 Trang: 1-10
Năm xuất bản: 8/2021
Tóm tắt
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, được thành lập sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802 và kết thúc khi Bảo Đại thoái vị năm 1945. Xuất phát từ ý thức bảo vệ ngai vàng chế độ phong kiến gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia, các vua nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách đối ngoại trong bối cảnh lịch sử phức tạp, trước sức ép ngày càng lớn của các nước thực dân phương Tây. Kết quả là các Vua nhà Nguyễn gặp “khó khăn” về chính sách đối ngoại với các nước phương Tây trong đó có là Pháp, dẫn đến việc thực hiện một chính sách đối ngoại “không rõ ràng” và “thiếu nhất quán”. Bài viết trình bày một cách nhìn khác về quan hệ của nhà Nguyễn với các nước phương Tây trong thời kỳ độc lập tự chủ (1802-1858). Tác giả nhìn quan hệ Ngoại giao của nhà Nguyễn với phương Tây dưới góc độ phát triển, với cách tiếp cận: Từ chính sách hạn chế tiếp cận (dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng) đến chính sách chống tiếp cận (dưới các triều đại của Vua Thiệu Trị và vua Tự Đức). Từ đó, cho thấy một cái nhìn khác về quá trình tiếp xúc giữa các nền văn minh phương Đông và phương Tây. Cụ thể là giữa Việt Nam với các nước như Pháp, Anh, Mỹ trong thời kỳ cận đại.
Từ khóa
Triều Nguyễn, hạn chế vào ra, đóng cửa