Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và kích dục tố đến kết quả sinh sản của cá măng sữa (Channa channa Forsskål, 1775)
Tác giả: Trần Thị Kim Ngân, Tạ Thị Bình, Nguyễn Đình Vinh, Trần Đức Lương, Nguyễn Quang Huy
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Quyển: Trang:
Năm xuất bản: 11/2020
Tóm tắt
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ và liều lượng các loại kích dụcc tố khác nhau lên sinh sản cá Măng sữa (Chanos chanos Forsskål, 1775) được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này. Nghiên cứu được tiến hành qua hai thí nghiệm từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Thí nghiệm 1 nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ, gồm 3 nghiệm thức: cá tạp (TA1); thức ăn tự chế (TA2) và thức ăn công nghiệp (TA3) trong thời gian 4 tháng. Thí nghiệm 2 xác định liều lượng kích dục tố (HCG, LHRHa) dùng kích thích sinh sản nhân tạo cá Măng sữa, gồm có 4 nghiệm thức, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các loại và nồng độ kích dục tố khác nhau gồm 30 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT1), 40 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT2), 50 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT3), 60 µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái (KDT4). Sử dụng thức ăn công nghiệp (TA3) để nuôi vỗ cá Măng sữa cho kết quả sinh sản tốt hơn so thức ăn là cá tạp hoặc thức ăn tự chế. Tỷ lệ cá thành thục (cá đực: 80,0%, cá cái: 86,67%), tỷ lệ đẻ 91,67%, tỷ lệ thụ tinh là 83,42%, tỷ lệ nở 75,29% (P<0,05). Sử dụng kết hợp hai loại hormone LHRHa và HCG với liều lượng: 50µg LHRHa + 1000UI HCG/kg cá cái cho các chỉ tiêu sinh sinh sản cá Măng sữa cao hơn so nghiệm thức khác (P<0,05), đạt tỉ lệ trứng thụ tinh 84,22%; tỷ lệ nở 88,68%; tỷ lệ ra bột 85,95%.
Từ khóa
Cá măng sữa, Chanos chanos, sinh sản nhân tạo, thức ăn nuôi vỗ.