William Faulkner và cuộc thăm dò căn tính miền Nam nước Mỹ: một tiếp cận nhân học
Tác giả: Ho Thi Van Anh
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài - Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội
Quyển: 3 Trang: 11-28
Năm xuất bản: 6/2021
Tóm tắt
Miền Nam nước Mỹ là cội rễ văn hoá và là nguyên mẫu cho thế giới hư cấu của William Faulkner, một tên tuổi lớn của văn chương hiện đại. Chủ đề Faulkner và miền Nam đã được nghiên cứu một cách dày dặn và công phu, đặc biệt là dưới góc nhìn lịch sử và văn hoá. Tuy vậy, chủ đề căn tính miền Nam trong văn chương của ông vẫn còn những khoảng trống để ngỏ; nghiên cứu này là cuộc thăm dò vào mảnh đất ấy. Bài viết này là một tiếp cận nhân học về Faulkner, xoay quanh câu hỏi: Faulkner đã diễn giải căn tính miền Nam như thế nào? Liệu có thể xác lập một bộ từ khoá gói ghém căn tính miền Nam mang phong cách Faulkner hay không? Áp dụng lí thuyết nhân học về căn tính và phương pháp khái quát hoá, định danh các hình mẫu văn hoá, chúng tôi tập trung khảo sát bốn tiểu thuyết đỉnh cao trong di sản Faulkner. Những tiểu thuyết này mang lại hình dung về những nét nổi bật trong căn tính miền Nam nước Mỹ, gói trọn trong bộ từ khoá mà hai trụ cột chính là ám ảnh quá khứ và cốt cách nông nghiệp. Những nét cá tính khác - kiêu hãnh, u sầu, hoài nhớ, mặc cảm, bảo thủ, bất khuất, kiên cường… - cùng đan bện, thúc đẩy lẫn nhau, làm nên tấm căn cước miền Nam mang tên Faulkner.
Từ khóa
văn học Mỹ, William Faulkner, miền Nam nước Mỹ, căn tính, nhân học