Sử dụng di chỉ Làng Vạc trong việc giảng dạy mô Lịch sử ở các trường Phổ thông trên địa bàn Nghệ An
Tác giả: Phan Thị Cẩm Vân, Đặng Như Thường, Nguyễn Thị Việt Hà
Sở Văn hóa Thể thao Nghệ An & Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Quyển: Trang: 307 - 315
Năm xuất bản: 12/2020
Tóm tắt
Nghệ An là địa phương có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Mỗi tên làng, tên núi, tên sông… đều ghi đậm dấu ấn của công cuộc dựng nước và giữ nước vẻ vang không chỉ của nhân dân địa phương mà còn cả của dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của sử dụng di tích lịch sử vào giảng dạy và học tập, nhiều trường phổ thông trên địa bàn Nghệ An đã có chủ trương khuyến khích giáo viên sử dụng các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh có nội dung gắn với lịch sử dân tộc và địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, một phần do số tiết ngoại khóa chưa nhiều cũng như một số giáo viên còn chưa chú trọng đúng mức việc sử dụng di tích trong quá trình dạy học nên tính hiệu quả giáo dục của các di tích có phần còn hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến vấn đề sử dụng di chỉ Làng Vạc trong việc tổ chức các hoạt động dạy học ngoại khóa, dạy học chuyên đề cho học sinh phổ thông trên địa bàn Nghệ An, liên quan đến phần Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy - giai đoạn phát triển của thời đại đồ đá ở Việt Nam thuộc thời kỳ Sơn Vi.
Từ khóa
Làng Vạc, Nghệ An, Giảng dạy ngoại khóa