Kết quả thực hiện mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP với sự liên kết 4 nhà tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Phan Thị Thu Hiền
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyển: Số 12, năm 2019 Trang: 131-139
Năm xuất bản: 6/2019
Tóm tắt
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng lúa gạo chất lượng cao ở Việt Nam và với mong muốn hỗ trợ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, Tập đoàn TH và Trường Đại học Vinh đã phối hợp liên kết với nông dân và chính quyền địa phương để phát triển giống lúa chất lượng cao. Tập đoàn TH là đơn vị đầu tư nguồn kinh phí cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm đồng thời tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả dự án. Trường Đại học Vinh trực tiếp khảo sát, điều tra và lựa chọn địa điểm triển khai dự án; tập huấn và chỉ đạo qui trình kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao. Chính quyền địa phương phối hợp trong việc giám sát và chỉ đạo, kiểm tra các biện pháp kỹ thuật canh tác mà người nông dân thực hiện; giao, bán sản phẩm lúa hàng hóa đúng theo quy cách về phẩm chất. Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP được thực hiện trong vụ xuân 2017 tại 3 xã Yên Sơn, Thịnh Sơn và Hòa Sơn, qui mô 10 ha. Thông qua mối liên kết này người nông dân được tập huấn khoa học kỹ thuật, biết cách quản lý chăm sóc ruộng lúa tốt hơn. Môi trường đất, nước không bị ô nhiễm. Sản phẩm lúa do người dân làm ra đảm bảo an toàn được bao tiêu hết với giá thu mua cao hơn 1,4-1,5 lần so với bình thường, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Từ khóa: Lúa, VietGAP, Gạo chất lượng, Liên kết “4 nhà”
Từ khóa
Lúa, VietGAP, Gạo chất lượng, Liên kết 4 nhà