page loader
Thành phần côn trùng hại thóc trong bảo quản và một số đặc điểm sinh học sinh thái của mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus) ở tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Việt Dũng
630    14
Hội nghị côn trùng học Quốc gia lần thứ 10
Quyển: 1     Trang: 697
Năm xuất bản: 10/2020
Tóm tắt
Thành phần côn trùng hại thóc bảo quản trong kho ở Nghệ An có 11 loài thuộc 8 họ của 2 bộ côn trùng, bộ cánh cứng (Coleoptera) có 10 loài, bộ cánh vảy (Lepidoptera) chỉ ghi nhận được 1 loài trong đó mọt gạo (Sitophilus oryzae (Linnaeus)), mọt ngô (Sitophilus zeamay L.) và mọt khuẩn đen to (Alphitobius diaperinus Pans.) là 3 loài phổ biến nhất. Vòng đời của mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus) là 45,31 ± 0,59 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 250C, ẩm độ 70% và 38,05 ± 0,46 ngày khi nuôi ở nhiệt độ 300C, ẩm độ 70%. Tỷ lệ sống của mọt gạo chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi, ở nhiệt độ 250C mọt gạo có tỷ lệ sống trung bình 74,02 ± 0,37% cao hơn so với điều kiện 300C (70,47 ± 0,23%). Diễn biến của mọt gạo Sitophilus oryzae (Linnaeus) qua các kỳ điều tra từ 2/2/2020 đến ngày 22/3/2020 trên 2 hình thức bảo quản thóc và 3 loại thức ăn khác nhau cho thấy mật độ của loài mọt này liên tục thay đổi và tăng dần qua các kỳ điều tra, thóc đổ thành từng đống khi bảo quản có mật độ mọt gạo (6,74 ± 0,55 con/ kg) cao hơn so với thóc đóng thành từng bao (6,13 ± 0,33 con/ kg), mật độ trung bình mọt gạo trên sắn lát (7,92 ± 0,59 con/ kg) cao hơn nhiều so với mật độ của chúng trên ngô hạt (4,00 ± 0,21 con/ kg) và cám gạo (3,91 ± 0,33 con/ kg).