page loader
Sự chuyển dịch của văn học Trung Quốc ở thập niên 90 thế kỉ XX – nhìn từ sáng tác của Dư Hoa
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Thu
44    1
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “VĂN HÓA, VĂN HỌC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI SỐ”
Quyển:     Trang: 233-248
Năm xuất bản: 11/2023
Tóm tắt
Văn học Trung Quốc từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX dưới tác động của nền văn hóa đại chúng đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu ở thập niên 80, văn học Trung Quốc chứng kiến sự nở rộ của hàng loạt trào lưu dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của lí luận văn học phương Tây thì đến thập niên 90, văn học Trung Quốc lại quay trở về với truyền thống mang màu sắc bản địa. Dư Hoa là nhà văn sáng tác trong cả hai giai đoạn, sự chuyển dịch này để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của ông. Để thích nghi với bối cảnh văn hóa, văn học mới, Dư Hoa đã lựa chọn tả thực (kiểu mới) như một chiến lược then chốt trong định hướng sáng tạo tiểu thuyết. Đây cũng là yếu tố làm nên đặc trưng cho thế giới nhân vật trong giai đoạn sáng tác từ thập niên 90 trở đi của nhà văn. Lựa chọn này đã rút ngắn khoảng cách giữa văn học và công chúng trong thời đại ý thức thẩm mĩ đại chúng lên ngôi. Đồng thời, nó là phương thức để nhà văn có thể lột trần tính chất hư ngụy của những diễn ngôn chính trị, đạo đức, nhận thức lại các giá trị triết học, văn hóa, văn học đã cũ do xã hội, truyền thống văn học và chính bản thân nhà văn đã xác lập. Không những thế, dưới định hướng tả thực, nhân vật tiểu thuyết của Dư Hoa tưởng chừng rất truyền thống nhưng đã phủ nhận những tín điều then chốt của chủ nghĩa hiện thực, bước qua rào cản của truyền thống để đưa đến một quan niệm mới về nhân vật văn học.
Từ khóa
Tiểu thuyết, Trung Quốc, Dư Hoa, nhân vật, văn học đại chúng