page loader
TÁC ĐỘNG CỦA THƯƠNG MẠI HÓA NÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI TRƯỜNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng 1 , * , Lê Việt Linh 1 , Trần Nam Thắng 1 , Hoàng Dũng Hà 1 , Nguyễn Văn Chung 1 , Hoàng Gia Hùng 1 , Lê Thị Hoa Sen 1 , Hoàng Thị Hồng Quế 1 , Nguyễn Thị Hương Giang 2
75    0
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quyển: 9     Trang: 73-85
Minh chứng: 1363_9.pdf
Năm xuất bản: 5/2023
Tóm tắt
Thương mại hóa nông nghiệp (TMHNN) được thừa nhận rộng rãi trong việc giảm nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi, nhưng tác động đến môi trường của nó hiếm khi được đề cập. Để phân tích tình trạng TMHNN và các tác động đến môi trường của nó ở các khu vực miền núi, một cuộc khảo sát 237 nông dân đã được thực hiện tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, chỉ số TMHNN của nông hộ ở mức trung bình (HCI = 0,440), với khoảng 22,78% nông hộ tự cung tự cấp, 73,84% nông hộ bán thương mại và 3,38% nông hộ thương mại trong khu vực nghiên cứu. Mức độ thương mại của cây ăn quả, sắn, ngô và chăn nuôi bò bản địa cao hơn so với các sản phẩm nông nghiệp còn lại. Chỉ số tác động đến môi trường khá cao (E = 0,602) với các nguy cơ đến từ việc sử dụng các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, TMHNN được xem là yếu tố tác động lớn cùng với 8 yếu tố khác như tiếp cận cơ quan nhà nước, tiếp cận đầu vào, tín dụng, phương tiện truyền thông, tham gia tập huấn, giới tính và số lao động có tác động đến việc suy giảm chất lượng môi trường. Các biểu hiện này như giảm diện tích rừng, suy giảm của động vật hoang dã và lâm sản ngoài gỗ, suy thoái đất và ô nhiễm nước. Nâng cao nhận thức về việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, tập trung vào việc quy hoạch cây ăn quả theo hướng VietGAP, hữu cơ và nuôi bò bán chăn thả an toàn sinh học là những giải pháp hướng tới sự phát triển sinh kế nông nghiệp bền vững cho nông hộ tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa
Từ khóa: Thương mại hóa nông nghiệp, nông dân miền núi, tác động môi trường.