page loader
Ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ đô thị miền Nam (1955 - 1975)
Tác giả: Ngô Thị Quỳnh Nga
158    4
Hội thảo Khoa học Quốc tế LLCE 2020: "Nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ, văn học và văn hóa
Quyển:     Trang: 331-339
Năm xuất bản: 12/2020
Tóm tắt
Giai đoạn 1955 – 1975, ở đô thị miền Nam, số lượng các nhà văn nữ không nhiều nhưng họ lại có đóng góp quan trọng cho thành tựu chung của văn học đô thị miền Nam nói riêng, nền văn học dân tộc nói chung. Bằng tài năng và tâm huyết sáng tạo, các cây bút nữ ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ đã tạo nên một diện mạo văn chương nữ mang đặc điểm giới đặc sắc. Đây là một hiện tượng độc đáo, cần thiết được nghiên cứu thấu đáo. Bài viết của chúng tôi hướng đến nhiệm vụ lý giải các nguyên nhân tạo nên ý thức về giới và diễn ngôn giới trong văn xuôi của các nhà văn này. Tìm hiểu ý thức nữ quyền trong văn xuôi các nhà văn nữ đô thị miền Nam (1955 - 1975), bài viết của chúng tôi nhằm khẳng định tính độc đáo, giá trị nhân văn trong sáng tác, nỗ lực vượt qua giới hạn về giới để khẳng định tài năng của của các nhà văn nữ; đồng thời làm rõ tính chất đa dạng, phong phú của văn học đô thị miền Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung trong một thời kì lịch sử đặc biệt của đất nước – thời kì chiến tranh.
Từ khóa
Nữ quyền, văn xuôi, nhà văn nữ, đô thị miền Nam.