page loader
Bệnh do nấm phytophthora gây hại trên cây cam tại Nghệ An
Tác giả: Hồ Thị Nhung, Nguyễn Hữu Hiền, Nguyễn Thị Thúy, Thái Thị Ngọc Lam
407    14
Tạp chí khoa học công nghệ Nghệ An
Quyển: 12     Trang: 7-12
Minh chứng: 1352-bai-bao.pdf
Năm xuất bản: 12/2021
Tóm tắt
Bệnh chảy gôm, thối rễ, thối quả do nấm Phytophthora là một trong những bệnh hại quan trọng đe dọa đến năng suất và sản lượng cây có múi trên khắp các vùng trồng cam trên thế giới (Verniere và cs., 2004). Các loài Phytophthora gây bệnh trên cây có múi gây mất năng suất lên đến 30% (Timmer và cs., 2000). Chúng lây nhiễm sang tất cả các bộ phận của cây, bao gồm rễ, thân, cành, lá và quả. Các bệnh chính do Phytophthora gây ra là thối rễ, nứt thân hoặc chảy gôm, thối nâu quả, bạc lá, và chết dần trên cây con. Khoảng 10 loài Phytophthora đã được báo cáo trên toàn thế giới, trong đó Phytophthora nicotianae, Phytophthora citrophthora và Phytophthora palmivora là những loài gây hại phổ biến nhất trên cây có múi (Graham và cs., 2000). Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả tổng hợp những nghiên cứu trong nước, trên thế giới và kết quả điều tra tại Nghệ An để bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về sự gây hại của nấm Phytophthora trên cây có múi nói chung và trên cây cam tại Nghệ An nói riêng.
Cùng tác giả
Sự hấp thu dinh dưỡng của cây bưởi trồng trên đất nhiễm mặnẢnh hưởng của NH4, K, Mg và Zn bón đến sự hấp thu dinh dưỡng và chất lượng bưởiSự hấp thu dinh dưỡng và chất lượng bưởi ảnh hưởng bởi bón NH4, K, Mg và ZnẢnh hưởng của tỷ lệ Kali, Canxi và Magiê trong đất đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và chất lượng lượng bưởiNghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá cam tại huyện Nghĩa Đàn và Qùy Hợp, tỉnh Nghệ AnẢnh hưởng của phối hợp đạm và kali đến năng suất và chất chượng quả cam ValenciaẢnh hưởng của các mức bón phân vi lượng đến năng suất và chất lượng cam Valencia trồng tại huyện Nghĩa ĐànẢnh hưởng của các mức bón phân vi lượng đến năng suất và chất lượng cam Valencia trồng tại huyện Nghĩa ĐànThành phần loài, cấu trúc môi trường sống và trầm tích trong Sonneratia caseolaris ở cửa sông Lam, Việt NamĐộng thái quần thể của bần bần vùng cửa sông Lam của Việt Nam: quan điểm phục hồiẢnh hưởng tỷ lệ Kali, Canxi và Magiê trong đất đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây bưởi (Citrus maxima Merr.)Nghiên cứu bệnh vàng lá thối rễ trên cây cam tại Nghệ AnẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DÂU TÂY TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNGDiễn biến gây hại và thử nghiệm biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton) hại cam tại Nghệ An