page loader
Tự sự về màu da và “tâm thức kép” trong tiểu thuyết của William Faulkner
Tác giả: Hồ Thị Vân Anh
304    6
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Quyển: 3/66     Trang: 40-49
Đường link/DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0045
Năm xuất bản: 6/2021
Tóm tắt
Chủng tộc là một trong những mối bận tâm lớn trong văn chương William Faulkner. Bài báo này tiếp cận vấn đề chủng tộc từ khái niệm “tâm thức kép” của W. E. B. Du Bois. Vốn được dùng để nói về xung đột căn tính của người Mỹ gốc Phi, “tâm thức kép”, ở đây, được mở rộng và trở thành câu chuyện của những màu da khác nhau: da trắng, da đen, lai chủng. Đặt trong lịch sử tự sự về màu da trong văn học Mỹ, chúng tôi nhận thấy những đặc trưng trong cách tiếp cận của Faulkner về vấn đề chủng tộc. Thứ nhất, nhà văn viết với tâm thế diễn giải, truy vấn lịch sử, truy tìm và tái dựng những xung đột căn tính của những chủng người khác nhau trên đất Mỹ hậu Nội chiến. Thứ hai, ông chất vấn đường cắt nhị nguyên giữa các màu da, để thấy những định kiến văn hoá về chủng tộc là một tội ác, một lời nguyền mà loài người phải lãnh chịu. Tuy vậy, Faulkner vẫn chưa thể vượt thoát ra khỏi những định kiến về màu da trong văn mình. Điều này bị chi phối bởi những khuôn mẫu tồn tại dài lâu trong văn hoá Mỹ và từ chính “tâm thức kép” của một nhà văn da trắng trên đất Mỹ.
Từ khóa
William Faulkner, chủng tộc, nghiên cứu da đen, tâm thức kép, W. E. B. Du Bois
Cùng tác giả
Cảm thức vĩnh viễn trong tiểu thuyết "Âm thanh và cuồng nộ""Nắng tháng tám" của William Faulkner và những mơ hồ sinh tháiWilliam Faulkner, Patrick Modiano - Những cuộc phiêu lưu ký ức, in trong sách "Văn học so sánh - Từ ô cửa đến chân trời"Mơ hồ sinh thái trong tiểu thuyết W. FaulknerThe Human in William Faulkner’s Novels: An Ecological Anthropology ApproachRecent Policy Developments in Initial Teacher Training of EnglandKiểu nhân vật truy tìm quá khứ trong Âm thanh và cuồng nộ và Phố những cửa hiệu u tốiTạo dựng ý thức môi trường qua việc ứng dụng phê bình sinh thái trong dạy Văn"Kinh cầu tự" của Huy Cận - gợi dẫn về những đường biênChương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn và những đòi hỏi về tri thức lí luận văn học - nghệ thuật đối với người giáo viênLịch sử nghiên cứu William Faulkner - Phác thảo hành trình và xu hướngNhân học và văn chương – Phác thảo lịch sử lý thuyết và ứng dụng liên ngànhNgôn ngữ và văn chương - Một chặng đường nghiên cứu (Bài: Harold Bloom - "Kafka - Lòng nhẫn nại và sự bất diệt kinh điển")William Faulkner và cuộc thăm dò căn tính miền Nam nước Mỹ: một tiếp cận nhân họcVăn học Âu Mỹ“Các xu hướng nghiên cứu Faulkner trong tương lai” - Harold Bloom (Hồ Thị Vân Anh dịch)Irmela Hijiya-Kirschnereit, “Thân thể và thử nghiệm, nghĩ về mỹ học đối nghịch của Kawabata Yasunari” Harold Bloom: “Kafka: Lòng nhẫn nại và “sự bất diệt kinh điển” Revealing the invisible: A phenomenological reading of N.B.Phuong’s The Absent (1999) and W. Faulkner’s As I Lay Dying (1930)