page loader
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐỐI VỚI CÂY NGÔ TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH NGHỆ AN
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thủy, Đào Châu Thu, Cao Việt Hưng
269    0
Tạp chí Khoa học đất
Quyển: số 60     Trang: 27-34
Minh chứng: undefined
Năm xuất bản: 11/2020
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu lực của phân hữu cơ phối hợp với phân vô cơ đến năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất ngô, cũng như đến tính chất hóa học đất cát biển trồng ngô ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại. Thí nghiệm gồm 7 công thức: CT1 (100% phân vô cơ N, P, K- Đối chứng); CT2 (thay thế 10% N vô cơ bằng N trong phân hữu cơ + lượng N, P, K vô cơ còn lại); CT3 (thay thế 20% N vô cơ bằng N trong phân hữu cơ + lượng N, P, K vô cơ còn lại); CT4 (thay thế 30% N vô cơ bằng N trong phân hữu cơ + lượng N, P, K vô cơ còn lại); CT5 (100% N, P, K vô cơ + 10% N từ phân hữu cơ); CT6 (100% N, P, K vô cơ + 20% N từ phân hữu cơ); CT7 (100% N, P, K vô cơ+ 30% N từ phân hữu cơ). Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phối hợp phân hữu cơ và vô cơ trong canh tác ngô đã ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nông học và tính chất hóa học đất cát biển ở hai xã: Nghi Thạch và Nghi Thái- huyện Nghi Lộc. Bón bổ sung 30% N từ phân hữu cơ cùng với 100% phân vô cơ N, P, K (CT7) đã tăng năng suất ngô và các chỉ tiêu hóa học đất cao hơn so với các mức bón phân khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hiệu quả kinh tế ở mức bón trên đạt lợi nhuận cao nhất và cao hơn khoảng 1 triệu đồng/ha so với mức bón bổ sung 20% N từ phân hữu cơ + 100% phân vô cơ N, P, K (CT6).
Từ khóa
Đất cát biển, giống ngô CP999, hiệu quả kinh tế, phân hữu cơ, phân vô cơ, năng suất, tính chất hóa học đất.