page loader
Cơ chế pháp lý về bảo vệ quyền con người của tù nhân ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Trâm, Nguyễn Mai Ly
303    10
Diễn đàn Luật Hiến pháp châu Á lần thứ 8
Quyển:     Trang:
Năm xuất bản: 2019
Tóm tắt
Tóm tắt Quyền con người nói chung, quyền con người của tù nhân nói riêng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam từ các học giả, nhà nghiên cứu và nhà làm luật, đặc biệt là trước và sau thời điểm Luật Hiến pháp năm 2013 được ban hành. Nhận thức được nguy cơ quyền con người của các tù nhân có thể bị xâm hại do sự cách ly khỏi xã hội và bị giam giữ trong không gian hạn chế, pháp luật các quốc gia đã ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền con người cơ bản bằng việc ban hành pháp luật. Ban hành và hoàn thiện các quy định của pháp luật là việc làm quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người có hiệu quả trên thực tế. Quy định pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng để các chủ thể hiểu rõ và tuân thủ quyền và nghĩa vụ của mình. Cơ sở pháp lý đầy đủ cũng là điều kiện tiên quyết giúp tù nhân có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong môi trường cải tạo tập trung. Thông qua việc nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia khác trên thế giới, bài viết sẽ đánh giá về mức độ hoàn thiện của pháp luật Việt Nam về quyền con người của tù nhân. Bài viết khẳng định rằng Nhà nước Việt Nam đã và đang thể hiện sự quan tâm đúng mực tới quyền con người của đối tượng đặc biệt trên. Thể hiện là Luật thi hành án mới được ban hành đã phù hợp cơ bản với các nguyên tắc tại các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, dẫn tới quyền của tù nhân có thể không được bảo đảm trong một số trường hợp. Từ việc tham khảo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật, từ đó tạo nền tảng cho việc thực thi pháp luật để bảo đảm quyền con người của tù nhân hiệu quả trên thực tế.