NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TẬT CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ KHÁC VỚI TÌNH TRẠNG LO ÂU CỦA SINH VIÊN HAI NĂM ĐẦU ĐẠI HỌC
Tác giả: Đinh Việt Hùng, Nguyễn Đình Khanh, Trần Mỹ Linh, Huỳnh Ngọc Lăng, Phạm Xuân Trưởng, Bùi Anh Tuấn, Trần Việt Thắng
Tạp chí Y học Việt Nam
Quyển: 540 Trang: 333-336
Năm xuất bản: 7/2024
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa tật cận thị và một số yếu tố khác với rối loạn lo âu ở nhóm đối tượng sinh viên năm nhất và năm hai đại học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 521 sinh viên năm nhất và năm hai đang học tại Đại học Vinh, thời gian lấy số liệu từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023. Xác định tật cận thị và độ cận dựa trên lần khám định kỳ gần nhất. Tình trạng rối loạn lo âu được đánh giá thông qua thang đo đánh giá lo âu Zung. Kết quả: có 57 sinh viên năm nhất và 464 sinh viên năm hai, trong đó có 55,5% đối tượng mắc tật cận thị (34,4% cận nhẹ, 20,3% cận vừa và 0,8% cận nặng). Có 16,7% sinh viên năm nhất và năm hai đại học có biểu hiện rối loạn lo âu (11,1% mức độ nhẹ, 4,8% mức độ vừa và 0,8% mức độ nặng). Có mối liên quan giữa rối loạn lo âu với tật cận thị (OR=1,56, 95%CI: 0,97-2,51, p<0,05) và năm học đại học (OR=2,16, 95%CI: 1,15-4,06, p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính và tình trạng sinh sống với nguy cơ mắc rối loạn lo âu. Kết luận: tật cận thị và năm học đại học có mối liên quan đến nguy cơ cao hơn biểu hiện rối loạn lo âu.
Kết luận:tật cận thị và năm học đại học có mối liên quan đến nguy cơ cao hơn biểu hiện rối loạn lo âu.
Từ khóa
Rối loạn lo âu; Cận thị; Yếu tố khác